Top 8 # Ý Nghĩa Và Cách Sử Dụng Các Hàm Trong Excel Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Trucbachconcert.com

Ý Nghĩa Và Cách Sử Dụng

hàm LEN trong Excel để lấy kết quả nhanh nhất và chính xác nhất về số ký tự cần xác định.

Trong quá trình thao tác, xử lý bảng tính trên Excel, vì yêu cầu công việc, đôi khi người dùng cần xác định độ dài của chuỗi ký tự. Lúc này, chúng ta có thể sử dụngđể lấy kết quả nhanh nhất và chính xác nhất về số ký tự cần xác định.

Hàm LEN trong Excel nghĩa là gì?

Với cách làm thủ công (đếm từng ký tự trong Excel) thì người dùng thường chỉ áp dụng được cho những bảng Excel có ít dữ liệu, thông số. Còn với những bảng tính nhiều dữ liệu thì cách làm này sẽ không khả thi, không thể sử dụng được và rất mất thời gian. Và đó là lý do chúng ta nên sử dụng các hàm hỗ trợ, ví dụ như hàm LEN.

Hàm LEN dùng để làm gì hoặc ý nghĩa hàm LEN chính là câu hỏi được nhiều người sử dụng Excel quan tâm. Theo đó, nếu bạn đang tìm kiếm một công thức Excel để đếm số ký tự trong một ô thì hàm LEN chính là hàm dễ làm, đơn giản nhất. Tên của hàm cũng rất dễ nhớ, là 3 chữ cái đầu của từ “LENGTH”. Đó là tác dụng thực sự của hàm LEN – trả về chiều dài của chuỗi ký tự (chiều dài của một ô).

Nói cách khác, chúng ta sử dụng hàm LEN trong Excel để đếm tất cả các ký tự có trong một ô, bao gồm chữ số, chữ cái, ký tự đặc biệt và cả các khoảng trống.

Cách dùng hàm len

Trong Excel, cú pháp hàm LEN là: =LEN(chuỗi ký tự cần đếm hoặc ô chứa chuỗi ký tự cần đếm). Sau đó, hàm LEN sẽ trả về giá trị độ dài của chuỗi ký tự, kể cả các ký tự khoảng trống. 

Ví dụ về cách sử dụng hàm LEN trong Excel:

– Cách đếm tất cả các ký tự trong một ô (bao gồm cả ký tự trống)

Hàm LEN sẽ đếm tất cả các ký tự trong 1 ô, bao gồm cả các ký tự trống. Ví dụ, để tính độ dài ô B2, chúng ta sử dụng công thức sau: =LEN(B2). Trong hình bên dưới, công thức LEN đếm được ở ô B2 có 13 ký tự bao gồm 12 chữ cái và 1 dấu chấm. Các ô sau cũng có cách đếm tương tự: =LEN(B3), =LEN(B4), =LEN(B5), =LEN(B6), =LEN(B7), =LEN(B8).

– Cách đếm tổng số ký tự ở một vài ô

Cách dễ nhất để đếm tổng số ký tự ở nhiều ô là dùng phép tính cộng các hàm LEN với nhau. Ví dụ: =LEN(B2)+LEN(B3)+LEN(B4)+LEN(B5). Hoặc sử dụng hàm SUM để tính tổng số ký tự được trả về bởi công thức LEN. Đó là =SUM(LEN(B2)+LEN(B3)+LEN(B4)+LEN(B5)).

Trong cả 2 cách này, công thức đếm số ký tự trong mỗi ô được chỉ định, trả lại kết quả là tổng độ dài của chuỗi. Cách này dễ hiểu, dễ sử dụng nhưng không phải biện pháp tốt nhất để đếm số ký tự trong những dãy có quá nhiều ô. Trường hợp nhiều ô, nên sử dụng hàm SUM và LEN trong công thức mảng.

– Cách đếm số ký tự không bao gồm ký tự trống

Khi làm việc trên các trang tính lớn, một vấn đề khá phổ biến là có nhiều ký tự trống ở đầu hoặc cuối văn bản (khoảng trống thừa ở đầu hoặc cuối văn bản). Chúng ta có thể sử dụng hàm LEN khi nghi ngờ có ký tự trống ở đầu hoặc cuối ô. Để tính được độ dài chuỗi văn bản trừ ký tự trống đầu và cuối, chúng ta chỉ cần gắn hàm TRIM vào công thức LEN. Đó là =LEN(TRIM(B2)). Tương tự với các ô khác: =LEN(TRIM(B3)), =LEN(TRIM(B4)), =LEN(TRIM(B5)), =LEN(TRIM(B6)), =LEN(TRIM(B7)), =LEN(TRIM(B8)).

Ứng dụng của hàm LEN 

Hàm LEN chủ yếu được ứng dụng trong:

– Kế toán: Trong kế toán, người ta có thể sử dụng hàm LEN để đặt điều kiện cho mã số thuế. Mã số thuế chỉ có 2 loại là loại 10 số và loại 13 số. Khi nhập mã số thuế, người ta có thể dùng hàm IF để loại trừ trường hợp nhập mã số thuế bị thiếu hoặc thừa số. Khi kết hợp với một số công cụ sử dụng trong Excel, ta có thể chỉ cho phép người dùng nhập 10 hoặc 13 ký tự, khi nhập nhiều hoặc ít hơn những ký tự trên sẽ cảnh báo, ngăn chặn không cho lưu.

– Quản lý hàng hóa: Mỗi mặt hàng thường đều sẽ có một mã hàng riêng. Trong báo cáo chi tiết mua bán hàng cũng có một danh sách lên tới hàng nghìn lần nhập – xuất. Do đó, chúng ta đôi khi cần sử dụng hàm LEN để đếm số thứ tự của từng lần mua bán phục vụ mục đích kiểm tra hoặc thống kê cho chính xác. 

Hàm Iferror Là Gì, Ý Nghĩa Hàm Iferror Và Cách Sử Dụng

IFERROR là một trong những hàm tính cơ bản trong Excel. Hiểu đơn giản, IF là hàm cho ra kết quả nếu phép tính đó thỏa một trong hai điều kiện, và ERROR là lỗi. Từ đó, ta có thể thấy được ý nghĩa của hàm IFERROR là một hàm logic, có chức năng cho ra kết quả mong muốn, và điều kiện là các giá trị của phép tính đó cho kết quả lỗi (thường sẽ hiển thị N/A, VALUE!, RE!F, NAME?, NULL!,…).

Công thức của hàm IFERROR

Để áp dụng IFERROR trong bảng tính Excel, ta sử dụng công thức như sau:

=IFERROR(value, value_if_error)

Trong đó,

value là giá trị cần kiểm tra, như công thức, hàm, phép tính. Đây là một giá trị bắt buộc.

value_if_error là giá trị trả về nếu công thức gặp lỗi.

Khi triển khai công thức IFERROR, bạn có thể khai báo giá trị : value_if_error dưới dạng khoảng trắng (kết quả truy xuất là “”), số 0, hoặc một dòng thông báo cụ thể (“Lỗi”, “Không truy xuất được”, v.v…)

Ví dụ: I=IFERROR(C5/B5, “Phép tính lỗi”)

Đây là loại hàm nâng cao của Hàm IF, tuy nhiên, cách sử dụng và ứng dụng vào thực tế của hàm IFERROR không quá phức tạp.

Lưu ý rằng value_if_error chỉ có thể được trả về khi phép tính value gặp những lỗi nêu trên, gồm #VALUE!, #N/A, #REF!, #NUM!, #DIV/0!, #NAME?, #NULL!. Còn nếu phép tính value không gặp lỗi thì kết quả của phép tính đó vẫn hiển thị bình thường.

Ưu điểm & nhược điểm của hàm IFERROR

Hàm IFERROR có điểm ưu đó là dễ dàng trả về giá trị tùy theo ý muốn của người dùng khi chẳng may phép tính trước đó gặp lỗi. Bất kỳ lỗi nào cũng có thể được xử lý với IFERROR.

Tuy vậy, nhược điểm của IFERROR đó chính là người dùng chỉ có thể biết kết quả trả về nếu hàm bị lỗi, chứ không thể phát hiện nguyên nhân gây ra lỗi trong phép tính để có cách sửa hợp lý. Người dùng muốn biết nguyên nhân lỗi phải kiểm tra phép tính value trước đó.

Cách dùng đúng nhất của hàm IFERROR trong Microsoft Excel, Google Sheet

Ta sẽ áp dụng hàm IFERROR trong một ví dụ sau đây. Giả sử ta có bảng tính doanh số của một đơn vị bán hàng. Có ba cột dữ liệu là Doanh số cả năm, Doanh số tháng 3, và Phần trăm doanh thu.

Vậy ta có thể giấu những dòng chữ lỗi này và thay thế bằng dòng chữ hiển thị khác tinh tế hơn không? Câu trả lời là: được, bằng cách sử dụng hàm IFERROR.

Trong trường hợp này, để giấu dòng chữ lỗi #DIV/0! hay #VALUE! đi, ta sẽ thay thế =C5/B5 hoặc =C7/B7 bằng:

I=IFERROR(C5/B5, "Phép tính lỗi")

Trong đó,

C5/B5 (hoặc C7/B7) là giá trị phép tính trả kết quả, trong trường hợp này bị lỗi.

“Phép tính lỗi” là value_if_error, dòng chữ hiển thị thay thế cho các dòng chữ lỗi thông thường. Ở đây, phép tính đã bị lỗi nhưng thay vì hiển thị #DIV/0!, dòng chữ Phép tính lỗi sẽ hiển thị.

Ta đã nắm rõ ứng dụng thực tiễn của IFERROR. Và ta có thể tăng tính ứng dụng của hàm này thông qua việc kết hợp IFERROR và VLOOKUP.

VLOOKUP là một hàm dùng để dò tìm giá trị trong một bảng số liệu, sau đó trả giá trị trong bảng số liệu ấy về một ô nhất định. Tuy vậy, nếu chẳng may dữ liệu không được tìm thấy, ta vẫn có thể kết hợp IFERROR để hiển thị thông báo rõ ràng hơn thay vì thông báo lỗi truyền thống.

Cách dùng như sau: ta chèn hàm VLOOKUP vào trong hàm IFERROR

=IFERROR(VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup]),value_if_false)

Đi theo thứ tự, ta sẽ thấy phép tính value ở đây chính là toàn bộ hàm VLOOKUP, tức giá trị ta cần trả về một ô sau khi tìm từ bảng số liệu nhất định. Nếu hàm VLOOKUP không tìm được giá trị, IFERROR sẽ trả về value_if_false, ở đây là dòng chữ hiển thị tùy ý.

Hàm Vlookup Trong Excel – Ý Nghĩa Và Cú Pháp

Vlookup là một trong những hàm cơ bản thường dùng trong excel. Hàm vlookup cho phép người sử dụng tìm kiếm các giá trị theo cột.

Hàm trong Excel được lập trình sẵn dùng tính toán hoặc thực hiện một chức năng nào đó. Việc sử dụng thành thạo các hàm sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với tính toán thủ công không dùng hàm. Các hàm trong Excel rất đa dạng bao trùm nhiều lĩnh vực, có những hàm không yêu cầu đối số, có những hàm yêu cầu một hoặc nhiều đối số, và các đối số có thể là bắt buộc hoặc tự chọn.

1. Ý nghĩa của hàm Vlookup trong excel

Hàm vlookup được dùng để tìm kiếm theo cột

Hàm vlookup có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các hàm khác như: Sum; If…

2. Cú pháp của hàm Vlookup trong excel

=VLOOKUP(Lookup_value, Table_array, Col_index_num, [Range_lookup])

Trong đó:

Lookup_value: là giá trị dùng để tìm kiếm

Table_array: là vùng điều kiện để dò tìm giá trị tìm kiếm, cột đầu tiên trong table_array là cột để tìm giá trị tìm kiếm. Table_array có thể cùng hoặc khác sheet với Lookup_value và cũng có thể cùng file hoặc khác file với Lookup_value. Thường để ở dạng địa chỉ tuyệt đối

Col_index_num: Là thứ tự của cột cần lấy dữ liệu trên bảng giá trị cần tìm. Cột đầu tiên của vùng dữ liệu được tính là 1

Range_lookup: Là kiểu tìm kiếm, gồm 2 kiểu TRUE và FALSE. (Có thể có hoặc không)

TRUE:  Tương ứng với 1 là tìm kiếm tương đối

FALSE:  Tương ứng với 0 là tìm kiếm tuyệt đối tức  Hàm VLOOKUP sẽ tìm kiếm những giá trị trùng khớp nhau hoàn toàn

– Hàm Vlookup thuộc hàm tham chiếu và tìm kiếm. Các hàm tham chiếu sử dụng trong công thức giúp cho chúng ta khỏi tốn công sửa chữa các công thức khi các giá trị tính toán có sự thay đổi

Có 3 loại tham chiếu:

Tham chiếu địa chỉ tương đối

Tham chiếu địa chỉ tuyệt đối

Tham chiếu hỗn hợp

Lưu ý: 

– Giá trị bạn muốn tra cứu, còn được gọi là giá trị tra cứu

– Dải ô chứa giá trị tra cứu

Hãy nhớ rằng giá trị tra cứu phải luôn nằm ở cột đầu tiên của dải ô để hàm VLOOKUP có thể hoạt động chính xác.

Ví dụ: Nếu giá trị tra cứu của bạn nằm ở ô C2 thì dải ô của bạn sẽ bắt đầu ở C.

– Số cột chứa giá trị trả về trong dải ô.

Ví dụ, nếu bạn chỉ định B2: D11 với phạm vi, bạn nên đếm B là cột đầu tiên, C là thứ hai, v.v.

– Lựa chọn kết quả trả về

Bạn có thể chỉ định TRUE nếu bạn muốn có một kết quả khớp tương đối hoặc FALSE nếu bạn muốn có một kết quả khớp chính xác ở giá trị trả về.

Nếu bạn không chỉ định bất cứ giá trị nào thì giá trị mặc định sẽ luôn là TRUE hay kết quả khớp tương đối.

3. Lưu ý khi sử dụng hàm Vlookup

Sử dụng F4 để cố định dòng, cột:

– F4 (1 lần): để có giá trị tuyệt đối. Tuyệt đối được hiểu là cố định cột và cố định dòng  ⇒  $cột$dòng

Ví dụ: $B$9 ⇒ cố định cột B và cố định dòng 9

– F4 (2 lần): để có giá trị tương đối cột và tuyệt đối dòng – Được hiểu là cố định dòng , không cố định cột ⇒ cột$dòng

Ví dụ: B$9 ⇒ cố định dòng 9, không cố định cột B

– F4 (3 lần): để có giá trị tương đối dòng và tuyệt đối cột- Được hiểu là cố định cột, không cố định dòng ⇒ $cộtdòng

Ví dụ: $B9 ⇒ cố định cột B, không cố định dòng 9

4. Ví dụ về hàm Vlookup trong Excel

Ta có 2 bảng excel như sau:

Yêu cầu: Thêm thông tin về Quê quán vào bảng bên trên

Cách thực hiện:

Bước 2: Đặt công thức: =VLOOKUP(A6,$D$12:$F$17,2,0)

Trong đó:

A6 là giá trị cần tìm kiếm (ở đây mã nhân viên là dữ liệu chung giữa 2 bảng nên ta tìm mã nhân viên)

$D$12:$F$17 là vùng dò tìm giá trị tìm kiếm (cần tìm mã nhân viên ở bảng 2 để lấy thông tin quê quán nên vùng dò tìm là toàn bộ bảng 2)

2 là số cột chứa thông tin cần tìm (đang muốn tìm thông tin quê quán. Quê quán là cột thứ 2 trong bảng 2)

0 là kiểu dò tìm chính xác

Bước 3: Sao chếp công thức xuống các dòng khác

Ta thu được kết quả:

Tags: Hàm vlookup nâng cao, hàm hlookup trong excel, hàm vlookup có điều kiện, bai tap hàm vlookup trong excel, cách dùng hàm vlookup giữa 2 sheet, hàm tìm kiếm tên trong excel, hàm vlookup và hlookup, cách dùng hàm vlookup giữa 2 file

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu và khoá học chuyên sâu, để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Hàm Row Và Rows Trong Excel: Định Nghĩa, Cú Pháp, Cách Sử Dụng

Không chỉ biết về Định nghĩa, cú pháp của 2 hàm Row và Rows. Bạn còn biết thêm về cách vận dụng và ưu nhược điểm của các hàm này trong excel.

1.1. Định nghĩa

Hàm Row: là hàm excel trả về số dòng của 1 ô

Hàm Rows: là hàm excel trả về số lượng dòng của 1 vùng ô hoặc 1 mảng (array)

1.2. Cú pháp

= Row ( Ô cần lấy số dòng )

= Rows ( Vùng ô/ Mảng)

1.3. Ví dụ

= Row (A100) = 100

= Rows (A10:B20) = 11

2. Cách dùng hàm ROW, ROWS trong excel

Có rất nhiều cách áp dụng 1 hàm trong thực tế. Tùy vào nhu cầu của từng công việc mà có thể có các cách vận dụng khác nhau.

Trong phạm vi bài viết này Trường nêu ra 2 ứng dụng phổ biến

2.1. Ứng dụng hàm Row để áp dụng với định dạng có điều kiện

Nếu bạn chưa biết tới hàm Row và cách dùng định dạng có điều kiện thì để làm việc này bạn phải bôi màu một cách thủ công.

Rất mất thời gian.

Nhưng khi làm theo hướng dẫn sau bạn sẽ tô màu tự động cho cả ngàn dòng trong nháy mắt.

B1: Bôi đen vùng ô cần định dạng có điều kiện tự đông

B2: Add new rule trong phần Conditional formating

B3: Nhập công thức trong phần Format rule như sau: =mod(row(),2) =1

B4: Chọn màu nền mong muốn

B5: Nhấn OK là xong

Mấu chốt của vấn đề chính là hàm Row()

Khi bạn không nhập địa chỉ ô trong phần đóng mở ngược thì hàm Row () sẽ trả về số thứ tự dòng của ô chứa công thức.

Hàm Mod sẽ lấy ra phần số dư của việc lấy số thứ tự dòng chia cho 2.

Theo toán học khi chia cho 2 thì phần dư chỉ có thể là 1 (nếu có)

2.2. Vận dụng hàm Rows trong hàm hlookup

Như các bạn đã biết thì hàm Hlookup là hàm tìm kiếm theo dòng.

Trong đó thành phần thứ 3 của hàm tìm kiếm hlookup là số thứ tự dòng chứa giá trị cần tìm.

[ VẤN ĐỀ ]

Nếu sau khi viết hàm vlookup với số thứ dòng ta nhập số ‘chết’, ta chèn thêm dòng vào giữa:

Khi đó, ta phải sửa lại bằng tay số thứ tự dòng trong hàm hlookup.

Kết quả bị sai khi:

File nhiều công thức quá, không kiểm tra hết được những ô nào bị ảnh hưởng

Quên không sửa lại số thứ tự dòng

[ GIẢI PHÁP ]

Bạn dùng hàm Rows để xác định số thứ tự dòng giữa:

Ví dụ:

=Hlookup (“W”, B2:C100, Rows(B2:B50), 0)

Thay cho

=Hlookup (“W”, B2:C100, 49, 0)

Trườngpx – Chuyên gia về Phần mềm Excel doanh nghiệp & Dạy Excel in-house