Top 12 # Ý Nghĩa Các Hàm Thông Dụng Trong Excel Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Trucbachconcert.com

Hàm Vlookup Trong Excel – Ý Nghĩa Và Cú Pháp

Vlookup là một trong những hàm cơ bản thường dùng trong excel. Hàm vlookup cho phép người sử dụng tìm kiếm các giá trị theo cột.

Hàm trong Excel được lập trình sẵn dùng tính toán hoặc thực hiện một chức năng nào đó. Việc sử dụng thành thạo các hàm sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với tính toán thủ công không dùng hàm. Các hàm trong Excel rất đa dạng bao trùm nhiều lĩnh vực, có những hàm không yêu cầu đối số, có những hàm yêu cầu một hoặc nhiều đối số, và các đối số có thể là bắt buộc hoặc tự chọn.

1. Ý nghĩa của hàm Vlookup trong excel

Hàm vlookup được dùng để tìm kiếm theo cột

Hàm vlookup có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các hàm khác như: Sum; If…

2. Cú pháp của hàm Vlookup trong excel

=VLOOKUP(Lookup_value, Table_array, Col_index_num, [Range_lookup])

Trong đó:

Lookup_value: là giá trị dùng để tìm kiếm

Table_array: là vùng điều kiện để dò tìm giá trị tìm kiếm, cột đầu tiên trong table_array là cột để tìm giá trị tìm kiếm. Table_array có thể cùng hoặc khác sheet với Lookup_value và cũng có thể cùng file hoặc khác file với Lookup_value. Thường để ở dạng địa chỉ tuyệt đối

Col_index_num: Là thứ tự của cột cần lấy dữ liệu trên bảng giá trị cần tìm. Cột đầu tiên của vùng dữ liệu được tính là 1

Range_lookup: Là kiểu tìm kiếm, gồm 2 kiểu TRUE và FALSE. (Có thể có hoặc không)

TRUE:  Tương ứng với 1 là tìm kiếm tương đối

FALSE:  Tương ứng với 0 là tìm kiếm tuyệt đối tức  Hàm VLOOKUP sẽ tìm kiếm những giá trị trùng khớp nhau hoàn toàn

– Hàm Vlookup thuộc hàm tham chiếu và tìm kiếm. Các hàm tham chiếu sử dụng trong công thức giúp cho chúng ta khỏi tốn công sửa chữa các công thức khi các giá trị tính toán có sự thay đổi

Có 3 loại tham chiếu:

Tham chiếu địa chỉ tương đối

Tham chiếu địa chỉ tuyệt đối

Tham chiếu hỗn hợp

Lưu ý: 

– Giá trị bạn muốn tra cứu, còn được gọi là giá trị tra cứu

– Dải ô chứa giá trị tra cứu

Hãy nhớ rằng giá trị tra cứu phải luôn nằm ở cột đầu tiên của dải ô để hàm VLOOKUP có thể hoạt động chính xác.

Ví dụ: Nếu giá trị tra cứu của bạn nằm ở ô C2 thì dải ô của bạn sẽ bắt đầu ở C.

– Số cột chứa giá trị trả về trong dải ô.

Ví dụ, nếu bạn chỉ định B2: D11 với phạm vi, bạn nên đếm B là cột đầu tiên, C là thứ hai, v.v.

– Lựa chọn kết quả trả về

Bạn có thể chỉ định TRUE nếu bạn muốn có một kết quả khớp tương đối hoặc FALSE nếu bạn muốn có một kết quả khớp chính xác ở giá trị trả về.

Nếu bạn không chỉ định bất cứ giá trị nào thì giá trị mặc định sẽ luôn là TRUE hay kết quả khớp tương đối.

3. Lưu ý khi sử dụng hàm Vlookup

Sử dụng F4 để cố định dòng, cột:

– F4 (1 lần): để có giá trị tuyệt đối. Tuyệt đối được hiểu là cố định cột và cố định dòng  ⇒  $cột$dòng

Ví dụ: $B$9 ⇒ cố định cột B và cố định dòng 9

– F4 (2 lần): để có giá trị tương đối cột và tuyệt đối dòng – Được hiểu là cố định dòng , không cố định cột ⇒ cột$dòng

Ví dụ: B$9 ⇒ cố định dòng 9, không cố định cột B

– F4 (3 lần): để có giá trị tương đối dòng và tuyệt đối cột- Được hiểu là cố định cột, không cố định dòng ⇒ $cộtdòng

Ví dụ: $B9 ⇒ cố định cột B, không cố định dòng 9

4. Ví dụ về hàm Vlookup trong Excel

Ta có 2 bảng excel như sau:

Yêu cầu: Thêm thông tin về Quê quán vào bảng bên trên

Cách thực hiện:

Bước 2: Đặt công thức: =VLOOKUP(A6,$D$12:$F$17,2,0)

Trong đó:

A6 là giá trị cần tìm kiếm (ở đây mã nhân viên là dữ liệu chung giữa 2 bảng nên ta tìm mã nhân viên)

$D$12:$F$17 là vùng dò tìm giá trị tìm kiếm (cần tìm mã nhân viên ở bảng 2 để lấy thông tin quê quán nên vùng dò tìm là toàn bộ bảng 2)

2 là số cột chứa thông tin cần tìm (đang muốn tìm thông tin quê quán. Quê quán là cột thứ 2 trong bảng 2)

0 là kiểu dò tìm chính xác

Bước 3: Sao chếp công thức xuống các dòng khác

Ta thu được kết quả:

Tags: Hàm vlookup nâng cao, hàm hlookup trong excel, hàm vlookup có điều kiện, bai tap hàm vlookup trong excel, cách dùng hàm vlookup giữa 2 sheet, hàm tìm kiếm tên trong excel, hàm vlookup và hlookup, cách dùng hàm vlookup giữa 2 file

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu và khoá học chuyên sâu, để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Các Hàm Thông Dụng Trong Excel.

CEILING (number, significance) : Làm tròn lên một số (cách xa khỏi số 0) đến bội số gần nhất của significance.

COMBIN (number, number_chosen) : Trả về số tổ hợp được chọn từ một số các phần tử. Thường dùng để xác định tổng số nhóm có được từ một số các phần tử.

EVEN (number) : Làm tròn một số đến số nguyên chẵn gần nhất

EXP (number) : Tính lũy thừa cơ số e của một số

FACT (number) : Tính giai thừa của một số

FACTDOUBLE (number) : Tính giai thừa cấp hai của một số

FLOOR (number, significance) : Làm tròn xuống một số đến bội số gần nhất

GCD (number1, number2, …) : Tìm ước số chung lớn nhất của các số

INT (number) : Làm tròn một số xuống số nguyên gần nhất

LCM (number1, number2, …) : Tìm bội số chung nhỏ nhất của các số

LN (number) : Tính logarit tự nhiên của một số

LOG (number) : Tính logarit của một số

LOG10 (number) : Tính logarit cơ số 10 của một số

MDETERM (array) : Tính định thức của một ma trận

MINVERSE (array) : Tìm ma trận nghịch đảo của một ma trận

MMULT (array1, array2) : Tính tích hai ma trận

MOD (number, divisor) : Lấy phần dư của một phép chia.

MROUND (number, multiple) : Làm tròn một số đến bội số của một số khác

MULTINOMIAL (number1, number2, …) : Tính tỷ lệ giữa giai thừa tổng và tích giai thừa các số

ODD (number): Làm tròn một số đến số nguyên lẻ gần nhất

PI () : Trả về giá trị con số Pi

POWER (number, power) : Tính lũy thừa của một số

PRODUCT(number1, number2, …) : Tính tích các số

QUOTIENT (numberator, denominator) : Lấy phần nguyên của một phép chia

RAND () : Trả về một số ngẫu nhiên giữa 0 và 1

RANDBETWEEN (bottom, top) : Trả về một số ngẫu nhiên giữa một khoảng tùy chọn

ROMAN (number, form) : Chuyển một số (Ả-rập) về dạng số La-mã theo định dạng tùy chọn

ROUND (number, num_digits) : Làm tròn một số theo sự chỉ định

ROUNDDOWN (number, num_digits) : Làm tròn xuống một số theo sự chỉ định

ROUNDUP (number, num_digits) : Làm tròn lên một số theo sự chỉ định

SERIESSUM (x, n, m, coefficients) : Tính tổng lũy thừa của một chuỗi số

SIGN (number) : Trả về dấu (đại số) của một số

SQRT (number) : Tính căn bậc hai của một số

SQRTPI (number) : Tính căn bậc hai của một số được nhân với Pi

SUBTOTAL (function_num, ref1, ref2, …) : Tính toán cho một nhóm con trong một danh sách tùy theo phép tính được chỉ định

SUM (number1, number2, …) : Tính tổng các số

SUMIF (range, criteria, sum_range) : Tính tổng các ô thỏa một điều kiện chỉ định

SUMIFS (sum_range, criteria_range1, criteria1, criteria_range2, criteria2, …) : Tính tổng các ô thỏa nhiều điều kiện chỉ định[/url]

SUMPRODUCT (array1, array2, …) : Tính tổng các tích của các phần tử trong các mảng dữ liệu

SUMSQ (number1, number2, …) : Tính tổng bình phương của các số

SUMX2MY2 (array_x, array_y) : Tính tổng của hiệu bình phương của các phần tử trong hai mảng giá trị

SUMX2PY2 (array_x, array_y) : Tính tổng của tổng bình phương của các phần tử trong hai mảng giá trị

SUMXMY2 (array_x, array_y) : Tính tổng của bình phương của hiệu các phần tử trong hai mảng giá trị

TRUNC (number, num_digits) : Lấy phần nguyên của một số (mà không làm tròn)

Theo: giaiphapexcel

Hàm Iferror Là Gì, Ý Nghĩa Hàm Iferror Và Cách Sử Dụng

IFERROR là một trong những hàm tính cơ bản trong Excel. Hiểu đơn giản, IF là hàm cho ra kết quả nếu phép tính đó thỏa một trong hai điều kiện, và ERROR là lỗi. Từ đó, ta có thể thấy được ý nghĩa của hàm IFERROR là một hàm logic, có chức năng cho ra kết quả mong muốn, và điều kiện là các giá trị của phép tính đó cho kết quả lỗi (thường sẽ hiển thị N/A, VALUE!, RE!F, NAME?, NULL!,…).

Công thức của hàm IFERROR

Để áp dụng IFERROR trong bảng tính Excel, ta sử dụng công thức như sau:

=IFERROR(value, value_if_error)

Trong đó,

value là giá trị cần kiểm tra, như công thức, hàm, phép tính. Đây là một giá trị bắt buộc.

value_if_error là giá trị trả về nếu công thức gặp lỗi.

Khi triển khai công thức IFERROR, bạn có thể khai báo giá trị : value_if_error dưới dạng khoảng trắng (kết quả truy xuất là “”), số 0, hoặc một dòng thông báo cụ thể (“Lỗi”, “Không truy xuất được”, v.v…)

Ví dụ: I=IFERROR(C5/B5, “Phép tính lỗi”)

Đây là loại hàm nâng cao của Hàm IF, tuy nhiên, cách sử dụng và ứng dụng vào thực tế của hàm IFERROR không quá phức tạp.

Lưu ý rằng value_if_error chỉ có thể được trả về khi phép tính value gặp những lỗi nêu trên, gồm #VALUE!, #N/A, #REF!, #NUM!, #DIV/0!, #NAME?, #NULL!. Còn nếu phép tính value không gặp lỗi thì kết quả của phép tính đó vẫn hiển thị bình thường.

Ưu điểm & nhược điểm của hàm IFERROR

Hàm IFERROR có điểm ưu đó là dễ dàng trả về giá trị tùy theo ý muốn của người dùng khi chẳng may phép tính trước đó gặp lỗi. Bất kỳ lỗi nào cũng có thể được xử lý với IFERROR.

Tuy vậy, nhược điểm của IFERROR đó chính là người dùng chỉ có thể biết kết quả trả về nếu hàm bị lỗi, chứ không thể phát hiện nguyên nhân gây ra lỗi trong phép tính để có cách sửa hợp lý. Người dùng muốn biết nguyên nhân lỗi phải kiểm tra phép tính value trước đó.

Cách dùng đúng nhất của hàm IFERROR trong Microsoft Excel, Google Sheet

Ta sẽ áp dụng hàm IFERROR trong một ví dụ sau đây. Giả sử ta có bảng tính doanh số của một đơn vị bán hàng. Có ba cột dữ liệu là Doanh số cả năm, Doanh số tháng 3, và Phần trăm doanh thu.

Vậy ta có thể giấu những dòng chữ lỗi này và thay thế bằng dòng chữ hiển thị khác tinh tế hơn không? Câu trả lời là: được, bằng cách sử dụng hàm IFERROR.

Trong trường hợp này, để giấu dòng chữ lỗi #DIV/0! hay #VALUE! đi, ta sẽ thay thế =C5/B5 hoặc =C7/B7 bằng:

I=IFERROR(C5/B5, "Phép tính lỗi")

Trong đó,

C5/B5 (hoặc C7/B7) là giá trị phép tính trả kết quả, trong trường hợp này bị lỗi.

“Phép tính lỗi” là value_if_error, dòng chữ hiển thị thay thế cho các dòng chữ lỗi thông thường. Ở đây, phép tính đã bị lỗi nhưng thay vì hiển thị #DIV/0!, dòng chữ Phép tính lỗi sẽ hiển thị.

Ta đã nắm rõ ứng dụng thực tiễn của IFERROR. Và ta có thể tăng tính ứng dụng của hàm này thông qua việc kết hợp IFERROR và VLOOKUP.

VLOOKUP là một hàm dùng để dò tìm giá trị trong một bảng số liệu, sau đó trả giá trị trong bảng số liệu ấy về một ô nhất định. Tuy vậy, nếu chẳng may dữ liệu không được tìm thấy, ta vẫn có thể kết hợp IFERROR để hiển thị thông báo rõ ràng hơn thay vì thông báo lỗi truyền thống.

Cách dùng như sau: ta chèn hàm VLOOKUP vào trong hàm IFERROR

=IFERROR(VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup]),value_if_false)

Đi theo thứ tự, ta sẽ thấy phép tính value ở đây chính là toàn bộ hàm VLOOKUP, tức giá trị ta cần trả về một ô sau khi tìm từ bảng số liệu nhất định. Nếu hàm VLOOKUP không tìm được giá trị, IFERROR sẽ trả về value_if_false, ở đây là dòng chữ hiển thị tùy ý.

Các Hàm Thống Kê Thông Dụng Trong Excel

Tổng hợp các hàm thống kê thông dụng trong Excel

1. Hàm Count – Đếm dữ liệu kiểu số

– Cú pháp: Count(vùng dữ liệu cần đếm).

– Ý nghĩa: Dùng để đếm tổng số ô chứa giá trị kiểu số.

– Ví dụ:

– Cú pháp: Counta(vùng dữ liệu cần đếm).

– Ví dụ:

– Cú pháp: Countif (vùng dữ liệu chứa giá trị tìm kiếm, điều kiện tìm kiếm).

– Hàm có thể đếm tối đa với 127 điều kiện.

– Ví dụ: Tính tổng các mặt hàng đã bán trong ngày 18/4/2015.

– Cú pháp: Countifs( vùng dữ liệu điều kiện 1, điều kiện 1, vùng dữ liệu điều kiện 2, điều kiện 2, …..).

– Ví dụ: Tính tổng số mặt hàng đã bán trong ngày 18/4/2015 có đơn giá= 17000

– Cú pháp: Countblank (vùng dữ liệu cần đếm).

– Ví dụ:

– Cú pháp: Rank(giá trị cần sắp xếp,vùng dữ liệu để sắp xếp, kiểu sắp xếp).

Trong đó:

Kiểu sắp xếp có 2 giá trị:

+ giá trị =0 sắp xếp theo kiểu giảm dần.

+ giá trị =1 sắp xếp theo kiểu tăng dần.

– Ví dụ: Tìm hiểu mặt hàng có mã HGSD bán chạy đứng thứ mấy trong các mặt hàng.

Phân tích đề:

+ Dựa vào số lượng đã bán được để tính mặt hàng bán chạy đứng thứ mấy trong các mặt hàng.

+ Kiểm tra giá trị bán được của mặt hàng “HGSD ” bằng 7 đứng thứ mấy trong cột số lượng. Thứ tự này chính là số thứ tự mặt hàng bán chạy.

– Cú pháp: Average(giá trị 1, giá trị 2, giá trị 3,…..).

– Ví dụ: Tính đơn giá trung bình của các mặt hàng.

– Phân tích đề: Tính đơn giá trung binh của các mặt hàng ta tính giá trị trung bình của các ô trong cột đơn giá.

Ứng dụng rất hữu ích trong file excel có chứa dữ liệu lớn.

– Hàm Column: Dùng để xác định xem ô dữ liệu này nằm ở cột thứ bao nhiêu trong bảng.

+ Cú pháp: Column(địa chỉ ô cần xác định thuộc cột nào).

+ Thứ tự cột được tính từ cột đầu tiên (cột A) trong excel.

+ Cú pháp: Columns(vùng dữ liệu cần xác định số cột).