Page break dùng để đặt 1 mục sang đầu trang mới nhanh hơn thay vì bạn phải ấn enter nhiều lần, ngoài ra những phần bạn chỉnh sửa trước chỗ đặt break page sẽ ko làm ảnh hưởng tới bố cục của từ chỗ đặt break page trở đi.
Giờ bạn muốn break page thành 3 trang, để khi bạn có chỉnh sửa gì ở trang 1 thì tiêu đề phần 2 và 3 luôn luôn ở đầu trang:
2
2
4
5
6
7
8
9
Như vậy là bạn đã có được trang 1 là trang dọc và trang 2 là trang ngang. Nếu có thêm trang 3 nữa thì trang 3 lúc này sẽ là ngang, vì vậy bạn phải break section cho trang 3 để trang 3 dọc lại.
Source: my.opera.com
Trong một số trường hợp khi xây dựng một văn bản (thường là các đề án, luận văn…), ta có nhu cầu trình bày phong phú và đa dạng trong cùng một tập tin văn bản, ví dụ như thiết lập nhiều hệ thống lề cho văn bản; hướng giấy khi in ấn; nhiều hệ thống header, footer khác nhau; nhiều hệ thống thứ tự số trang và thiết lập chế độ bảo vệ khác nhau cho mỗi đoạn… trong cùng một văn bản.
Có thể bằng cách này hay cách khác, bạn dùng các công cụ trong ứng dụng thực hiện được các tính năng trên, tuy nhiên chúng ta có thể sử dụng một phương pháp chia đoạn và sẽ thực hiện các chức năng trên từng đoạn nhờ công cụ chia đoạn Section.
1. Chia văn bản thành nhiều Section (đoạn, phần).
Đặt con trỏ vào vị trí muốn chia đoạn, sau đó chọn thực đơn , chọn , ta có các lựa chọn như sau:
Để chèn thêm section, ta chọn 4 lựa chọn ở mục Section break types, cụ thể như sau
– Next page: Section mới bắt đầu từ đầu trang tiếp theo.
– Continuous: Section mới bắt đầu ngay tại vị trí con trỏ.
– Even page: Section mới bắt đầu từ trang chẵn tiếp theo.
– Odd page: Section mới bắt đầu từ trang lẻ tiếp theo.
Sau khi thực hiện xong thao tác trên, văn bản đã được chia thành hai phần, phần sau cách phần trước bởi ranh giới là dấu Section break mà ta vừa chèn vào (có thể nhìn thấy dấu phân cách này khi ta chọn thực đơn View và chọn Nomal, số thứ tự của section cũng thể hiện trên thanh trạng thái). Bằng cách này, ta có thể chia một tập tin văn bản thành nhiều Section theo ý muốn.
2. Thiết lập nhiều hệ thống lề (Margin) và hướng giấy in (Orientation) trong cùng một văn bản.
Ta có thể thiết lập mỗi một section có một hệ thống lề ( Margin) khác nhau theo ý muốn, cách làm như sau:
3. Thiết lập nhiều hệ thống tiêu đề trên và tiêu đề dưới (header and footer) cho các Section.
Tại Section sau, ta muốn có tiêu đề trên và tiêu đề dưới khác với Section trước ta làm như sau:
Lúc này các Header và footer mà ta gõ vào, sẽ khác với các Header và footer của Section trước đó. Bằng cách này, ta có thể tạo các Header và footer cho riêng từng section.
4. Thiết lập nhiều hệ thống số trang trên cùng một văn bản.
Ta có thể tạo mỗi một Section có một hệ thống số thứ tự của trang (page number) khác nhau, cách làm như sau:
5. Thiết lập chế độ bảo vệ nội dung cho từng đoạn văn bản.
Sau khi đã tạo được các Section cần bảo vệ nội dung, ta làm như sau:
Chọn thự đơn , chọn Protect Document, hộp thoại Protect Document hiện ra, ta đánh dấu vào mục , khi đó nút mới được cho phép kích hoạt (sáng lên), ta chọn vào nút .
Hộp thoại Sections Protection hiện ra, trong đó có các được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 9. Để bảo vệ Section nào, bạn hãy đánh dấu vào Section đó, thí dụ Section 2.
Trở lại hộp thoại Protect Document, bạn nhập mật khẩu vào ô ( Options). Hộp thoại Confirm Passwordhiện ra, bạn gõ lại mật khẩu cũ một lần nữa trong ô Reenter Password to open.
Sau khi hoàn thành các bước này, văn bản đã được bảo vệ theo từng Section theo ý đồ của bạn, tất cả nội dung trong đoạn được bảo vệ sẽ không thể sửa chữa (tất nhiên là trừ chính bạn).
Muốn sửa chữa nội dung của văn bản, bạn chọn thực đơn , chọn Unprotect Document. Hộp thoại Unprotect Document hiện ra, gõ đúng mật khẩu vào ô ta mới có thể sửa chữa được đoạn văn bản mà ta bảo vệ.
MS Word: Tiếp theo loạt bài về Tin học văn phòng, chúng tôi giới thiệu cách đánh số trang file văn bản; chèn ký tự đặc biệt, ký tự toán học, chèn giờ … ngày … tháng … năm, và một số nội dung khác vào nội dung file văn bản.
Đánh số trang không cần vào phần Header, Footer.
1. Vào Insert Page Numbers…
2. Màn hình xuất hiện hộp thoại Page Numbers:
Top of page (Header): Đặt số lên đầu trang (Header)
Bottom of page (Footer): Đặt số ở dưới cùng trang (Footer)
Right: Lề phải
Center: Căn lề giữa
Left: Lề trái
þ Show number on first page: Cho hiển thị/ẩn đánh số trang ở trang đầu tiên của file.
Nút Format… Mở hộp thoại Page Number Format – Một số căn chỉnh cho việc đánh số trang:
Number format: Kiểu đánh số (1, 2, 3,…; – 1 -, – 2 -, – 3 -…; a, b, c,…)
Include chapter number: Chèn thêm thứ tự đề mục
Page numbering: Số thứ tự trang đang đánh:
Mặc định của chế độ đánh số trang là bắt đầu từ trang số 1, nếu bạn không muốn số bắt đầu là số 1, mà là số 6 thì nhập vào ô Start at số 6 (Chú ý: Nếu đánh số trang bắt đầu từ số 6 thì trang đầu tiên sẽ được đánh số 6, lúc này nếu bạn đặt lệnh in là trang số 1, 2, 3, 4, 5 thì máy in sẽ không đọc được để in).
3. Chọn nút OK để hoàn thành việc đánh số trang.
Chèn Ngày, tháng, giờ trong nội dung file văn bản
1. Vào Insert Date and Time…
2. Xuất hiện hộp thoại Date and Time:
Available formats: Lựa chọn kiểu giá trị hiển thị
Language: Lựa chọn loại ngôn ngữ hiển thị (Anh, Việt,…)
þ Update automatically: Tự động cập nhật
Nút Default…: Thiết lập chế độ mặc định
3. Chọn nút OK để đồng ý chèn ngày, tháng, giờ vào nội dung file.
Chèn một số nội dung khác vào nội dung file văn bản
1. Vào Insert AutoText:
2. Lựa chọn nội dung muốn chèn
Chèn ký tự đặc biệt, ký tự toán học vào nội dung file
1. Vào Insert Symbol…
2. Xuất hiện hộp thoại Symbol, chọn thẻ Symbols & chọn ký tự đặc biệt:
Font: Chọn loại phông chữ hiển thị ký tự đặc biệt
Recently used symbols: Hiển thị 16 ký tự đặc biệt đã được sử dụng gần thời điểm hiện tại nhất.
Wingding: Hiển thị con số của ký tự đặc biệt. (Trong toán học mỗi một ký tự đều được mã hóa bởi một con số nào đó)
Charater code: Số của ký tự đặc biệt, ở ô này bạn có thể nhập số của ký tự đặc biệt để tìm mà không phải lựa chọn theo bảng danh sách ký tự hiển thị ở trên.
From: Số hiển thị ở Wingding và Charater code phụ thuộc ở From: Lựa chọn cơ số hiển thị, mặc định để ở dạng Symbol (decimal) – cơ số 10, hoặc có thể lựa chọn dạng Symbol (hex) – cơ số 16.
Nút AutoCorrect… Hiển thị hộp thoại AutoCorrect: Thiết lập chế độ tự động sửa ký tự (ví dụ: bạn có thể đặt từ ” abc” là ký tự “@” thì sau khi gõ xong từ “abc” và cách ra, MS Word sẽ tự động chuyển thành ký tự “@“)
Nút Shortcut Key: Mở hộp thoại Customize Keyboard: Tạo phím tắt cho ký tự đặc biệt.
Tại ô Press new shortcut key: Gõ phím tắt dùng cho ký tự đặc biệt (ví dụ trên ảnh là dùng tổ hợp phím Alt + 9 cho ký tự þ)
Kích vào nút Assign: Thiết lập phím tắt cho ký tự đó, lúc này tổ hợp phím tắt (Alt + 9) sẽ được chuyển sang vùng Current keys.
Chọn Close để hoàn thành.
Việc đặt phím tắt cho ký tự đặc biệt này sẽ giúp bạn không phải vào hộp thoại Symbol mà vẫn chèn ký tự đặc biệt, rút ngắn thời gian gõ nội dung văn bản. Tuy nhiên, bạn nên chú ý đặt phím tắt chỉ cho những ký tự đặc biệt thường xuyên sử dụng và tổ hợp phím đặt không trùng với các tổ hợp phím tắt đang sử dụng, tránh trường hợp làm mất tác dụng của tổ hợp phím đó.
3. Kích vào nút Insert và Close để chèn ký tự đặc biệt ra nội dung file văn bản
source: quantrimang.com