--- Bài mới hơn ---
Hướng Dẫn Thêm Table Vào Post Và Page Trong WordPress
Cách Tạo Bảng Trong WordPress
Cách Xóa Đường Viền Của Bảng Trong Word
Cách Hiện Khung Căn Lề Trong Word
Hướng Dẫn Cách Điền Số Thứ Tự, Ký Tự Đầu Dòng Tự Động Ms Word
Xin chào Mình là Sera đây Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách chia cột và tạo bảng trên WordPress. Đây là bài hướng dẫn mở đầu năm mới 2022, các bạn hãy chuẩn bị tinh thần đi vì nó rất là dài đấy
Trước khi đi vào nội dung chi tiết của bài này, các bạn cần lưu ý những điều sau:
1. Nếu bạn là một người mới, hoàn toàn không biết bất cứ điều gì về WordPress, hãy xem bài Hướng dẫn WordPress cơ bản cho người mới bắt đầu trước khi đọc bài này.
2. Các code có trong bài hướng dẫn này được dán (paste) vào giao diện HTML của trình soạn thảo văn bản Cổ điển, không phải dán vào giao diện trực quan (Visual). Nếu các bạn không biết hoặc không hiểu giao diện HTML và giao diện trực quan (Visual) là gì, hãy bấm vào ĐÂY để đọc.
5. Một số hình ảnh trong bài viết có chiều rộng trên 1000px, nhưng do giới hạn của vùng hiển thị bài đăng nên sẽ bị giảm xuống còn khoảng 940px. Nếu trong bài viết có sử dụng video từ YouTube, các bạn hãy lựa chọn chế độ xem video với chất lượng cao nhất (720p hoặc 1080p).
Trong phần này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách chia cột trên trình soạn thảo văn bản Cổ điển (Phiên bản 1) và trình soạn thảo văn bản Block-Editor . Nếu các bạn đọc hướng dẫn bằng lời (hoặc kèm theo hình ảnh) mà vẫn chưa hiểu thì cuối mỗi phần sẽ có video minh hoạ để các bạn dễ hình dung hơn
* Để chia nội dung bài viết thành 2 cột, các bạn hãy dán code sau đây vào vị trí muốn chia cột:
* Để chia nội dung bài viết thành 3 cột , các bạn hãy dán code sau đây vào vị trí muốn chia cột:
Sau khi thực hiện thao tác thêm khối, khối Columns sẽ có dạng như sau:
Hình 1. Khối Columns (trước khi chia cột)
* – Nút chuyển đổi.
* – Nút căn chỉnh: Thông thường, mặc định của nút này sẽ là chế độ Wide width , ngoài ra tuỳ thuộc vào cấu trúc theme mà nút này có thể có thể chế độ Full width hoặc các chế độ khác. Lưu ý: Không phải theme nào cũng có nút căn chỉnh này.
* – Nút tuỳ chọn bổ sung (More options).
Sau khi bấm chọn kiểu bố cục chia cột, cấu trúc của khối Columns sẽ có dạng như sau:
Hình 2. Khối Columns (sau khi chia cột)
* – Nút chuyển đổi.
* – Nhóm nút căn chỉnh: Thông thường, mặc định của nhóm nút này sẽ là chế độ Wide width , ngoài ra tuỳ thuộc vào cấu trúc theme mà nút này có thể có thể chế độ Full width hoặc các chế độ khác. Lưu ý: Không phải theme nào cũng có nút căn chỉnh này.
* – Nhóm nút căn chỉnh nội dung trong các cột: Nội dung trong các cột sẽ được căn chỉnh theo phương thẳng đứng, có thể là căn từ trên xuống dưới ( Vertically Align Top ), căn từ dưới lên ( Vertically Align Bottom ) hoặc căn chính giữa ( Vertically Align Middle ). Theo mặc định, nội dung trong các cột sẽ được căn chỉnh theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới ( Vertically Align Top ).
* – Nút tuỳ chọn bổ sung (More options).
Tab tuỳ chọn bổ sung: Tab này chỉ có một tuỳ chọn duy nhất là chia cột. Ban đầu mình chọn kiểu bố cục 2 cột, nếu mình muốn tăng số cột lên thành 3 thì mình sẽ nhập số 3 vào khung ở dưới chữ Columns , hoặc di chuyển hình tròn trên thanh trượt cho đến khi số 3 xuất hiện trong khung. Các bạn được chia tối đa 6 cột.
Hình 4. Điều chỉnh độ rộng của cột
Thao tác chia cột trên trình soạn thảo Cổ điển và trình soạn thảo Block-Editor sẽ được minh hoạ bằng video sau:
Video 2. Chia cột trên WordPress
2.1. Tạo bảng trên trình soạn thảo Block-Editor
Để tạo bảng trên trình soạn thảo Block-Editor, chúng ta sẽ sử dụng khối Table . Sau khi thêm khối, cấu trúc của khối Table sẽ có dạng như sau:
Hình 5. Khối Table (khi chưa xác định số lượng hàng và cột)
* – Nút chuyển đổi.
* – Nút tuỳ chọn bổ sung (More options).
Tab tuỳ chọn bổ sung: Hiện tại các bạn chưa cần quan tâm đến tab này
Nội dung của khối: Lúc này, phần nội dung của khối sẽ hiện ra 2 ô để các bạn nhập số lượng hàng và cột cho bảng cần tạo. Các bạn nhập số cột cần có trong bảng vào ô phía bên dưới chữ Column Count và nhập số hàng cần có vào ô phía bên dưới chữ Row Count . Sau đó, các bạn bấm vào nút Create Table để tạo bảng.
Hình 6. Nhập số cột và hàng để tạo bảng
Sau khi các bạn bấm vào nút Create Table , cấu trúc của khối Table sẽ có dạng như sau:
Hình 7. Cấu trúc của khối Table (sau khi đã xác định số hàng và số cột)
* – Nút chuyển đổi.
* – Nhóm nút chỉnh sửa bảng: Nhóm nút này bao gồm các nút sau: ( Add Row Before – Thêm một hàng ngay trước hàng hiện tại), ( Add Row After – Thêm một hàng ngay sau hàng hiện tại), ( Delete Row – Xoá hàng hiện tại), ( Add Column Before – Thêm một cột ở phía bên trái cột hiện tại), ( Add Column After – Thêm một cột ở phía bên phải cột hiện tại), ( Delete Column – Xoá cột hiện tại).
* – Nhóm nút căn chỉnh nội dung trong bảng: Nhóm nút này bao gồm các nút (Căn lề trái), (Căn lề phải), (Căn giữa). Nội dung trong bảng được căn chỉnh theo từng cột, nghĩa là các bạn không thể dùng nút căn lề một lần để căn lề cho cả bảng mà phải căn theo từng cột. Theo mặc định, nội dung của các cột trong bảng sẽ được căn lề trái.
* – Nút tuỳ chọn bổ sung (More options).
Tuỳ chọn về kiểu dáng của bảng. Thông thường sẽ có 2 tuỳ chọn là (theo kiểu mặc định của theme) và (kiểu sọc).
Hình 8. Chọn kiểu bảng
: Mục này gồm 3 tuỳ chọn là Fixed width table cells (Cố định chiều rộng của các ô trong bảng), Header section (Thêm một hàng tiêu đề cho bảng), Footer section (Thêm một hàng vào cuối bảng). Từ “section” này hơi khó giải thích một chút, khi các bạn đọc một cuốn sách hoặc xem các đề án hoặc luận văn thì thường thấy bố cục trang giấy sẽ được chia làm 3 phần. Phần chính giữa là nội dung cuốn sách hoặc luận văn, phần phía trên phần nội dung có thể là tên cuốn sách kèm theo tên tác giả, phần phía dưới nội dung (cuối trang) có thể là tên nhà xuất bản và số trang. Phần phía trên và phía dưới nội dung đó được gọi là “section”. Nói chung là phần “section” này không quá quan trọng và các bạn cũng không nhất thiết phải chèn vào làm gì cả. Theo mặc định, chiều rộng của cột sẽ tuỳ chỉnh theo nội dung của các ô trong bảng. Nếu các bạn muốn cố định chiều rộng của các ô, các bạn hãy bật tuỳ chọn Fixed width table cells . Lúc này, các ô trong bảng sẽ có chiều rộng bằng nhau.
Hình 9. Table Settings
* Color Settings: Đổi màu nền cho bảng. Tuỳ chọn này chỉ có một số màu nhất định, các bạn sẽ không thể tự chọn màu nền theo ý thích. Để xoá màu nền, các bạn bấm vào nút .
Thao tác tạo bảng trên trình soạn thảo Block-Editor sẽ được minh hoạ bằng video sau:
Code tạo bảng cơ bản là code đơn giản nhất của phần này. Nhưng nhược điểm của nó chính là kiểu dáng của bảng sẽ tuân theo cấu trúc của theme, tức là nếu mặc định của theme là bảng không có đường kẻ dọc thì khi các bạn dùng code này, bảng cũng sẽ không có đường kẻ dọc luôn. Điển hình như theme Selecta mình đang sử dụng, nó hoàn toàn không có đường kẻ dọc Vậy thì tại sao chúng ta vẫn phải học cái thứ ba chấm này? Bởi vì nó là cái cơ bản nhất, hiểu được nó thì mới có cơ sở hiểu và thao tác những kiểu bảng khó hơn được
Còn đây là code tạo bảng cơ bản với 2 hàng và 1 cột :
Bây giờ chúng ta sẽ đi phân tích một số thẻ HTML có trong 2 code trên:
* Thẻ : Thẻ này bao gồm cả thẻ mở () và thẻ đóng (), thẻ này đại diện cho hàng (row) trong bảng. Một cặp thẻ (bao gồm thẻ mở và thẻ đóng) tương đương với một hàng trong bảng. Thẻ được bao quanh bởi thẻ table và thẻ tbody và không được bao ngoài 2 thẻ này khi viết code tạo bảng.
* Thẻ : Thẻ này bao gồm cả thẻ mở () và thẻ đóng (), thẻ này đại diện cho ô dữ liệu (data) trong bảng (từ đây mình sẽ gọi tắt là “ô”). Một cặp thẻ (bao gồm thẻ mở và thẻ đóng) tương đương với một ô trong bảng. Thẻ được bao quanh bởi thẻ tr và không được bao ngoài thẻ tr khi viết code tạo bảng.
Tạm thời chúng ta chỉ cần quan tâm đến 2 thẻ và ở trên là được. Khi tạo bảng, chúng ta thường nói đến hàng và cột. Tuy nhiên, sau khi phân tích code và các thẻ ở trên thì yếu tố cột lại không xuất hiện mà thay vào đó là yếu tố ô. Nghĩa là thay vì tạo cột thì code này sẽ tạo ô trong các hàng. Nói một cách đơn giản thì là thế này, bình thường khi kẻ bảng trên giấy, chúng ta thường có thói quen chia cột trước và kẻ các đường kẻ ngang sau. Nhưng với code HTML tạo bảng, đầu tiên chúng ta sẽ tạo ra các hàng trước, sau đó xếp các ô vào trong các hàng đó theo chiều ngang. Ví dụ, mình tạo một hàng bằng cách viết một cặp thẻ , sau đó mình sẽ xếp 3 ô vào hàng đó bằng thêm 3 cặp thẻ vào bên trong cặp thẻ vừa rồi. Như vậy mình sẽ có 1 hàng và 3 ô, tương đương với khái niệm 1 hàng và 3 cột. Bây giờ mình muốn bảng có 2 hàng và 3 cột thì sẽ tiếp tục viết thêm một cặp thẻ với 3 cặp thẻ vào ngay sau thẻ đóng () mà mình vừa viết.
Nếu mình chèn cột mới vào giữa 2 cột, mình sẽ chèn cặp thẻ vào giữa 2 cặp thẻ đang có sẵn trong code. Lúc này, code của mình sẽ có dạng như sau:
Nếu mình chèn cột mới vào phía trước cột 1 thì mình sẽ chèn cặp thẻ vào trước cặp thẻ thứ nhất trong code. Lúc này, code của mình sẽ có dạng như sau:
Nếu mình chèn cột mới vào phía sau cột 2 thì mình sẽ chèn cặp thẻ vào sau cặp thẻ thứ hai trong code. Lúc này, code của mình sẽ có dạng như sau:
Tương tự, nếu muốn giảm số hàng hoặc số cột trong bảng, các bạn chỉ cần xoá cặp thẻ hoặc tương ứng với hàng hoặc cột đó. Xoá hàng thì đơn giản, nhưng khi xoá cột thì các bạn cần phải chú ý một chút. Như mình đã nói ở trên, code HTML tạo bảng theo kiểu xếp từng ô vào các hàng. Do đó, ngoại trừ bảng có 1 hàng ra thì khi các bạn xoá bảng có từ 2 hàng và 2 cột trở lên thì cần phải lưu ý về cách xoá cột với cặp thẻ . Lúc này các bạn sẽ không xoá cột mà sẽ xoá ô. Điều này có nghĩa là các bạn không thể xoá 1 cột chỉ với 1 lần xoá cặp mà sẽ phải xoá từng ô có trong cột muốn xoá. Ví dụ Mình muốn xoá cột thứ 3 có trong bảng. Hiện tại, bảng của mình có 3 cột và 3 hàng. Để xoá cột thứ 3 này, mình sẽ phải xoá các cặp thẻ thứ 3 trong các cặp thẻ có trong code, tức là mình phải xoá 3 cặp thẻchứ không phải 1 cặp thẻ. Lúc này, code của mình sẽ có dạng như sau:
Bây giờ bảng của mình chỉ còn 2 cột và 3 hàng, nếu mình xoá hàng thứ 2 thì mình sẽ xoá cặp thẻ (bao gồm cả thẻ đóng, thẻ mở và các thẻ được nó bao quanh như thẻ ) thứ 2 trong code tạo bảng. Lúc này, code của mình sẽ có dạng như sau:
Đến đây thì các bạn đã hiểu được cách điều chỉnh số lượng hàng và cột trong bảng chưa nào? Thực ra code tạo bảng còn có thể có thêm một số thẻ khác như thẻ , , ,… nhưng mình cảm thấy những thẻ này không quan trọng nên mình không đưa vào trong code. Với code tạo bảng ở trên, định dạng văn bản trong bảng sẽ được mặc định theo cấu trúc của theme. Nếu các bạn không muốn sử dụng định dạng mặc định của theme, hãy đặt code tạo bảng (cặp thẻ , bao gồm cả thẻ mở, thẻ đóng và các thẻ được thẻ bao quanh) vào bên trong cặp thẻ chứa các thuộc tính định dạng. Trong trường hợp này, các bạn sẽ không thể dùng thẻ hay thẻ để định dạng mà chỉ có thể dùng thẻ . Về lí thuyết, các bạn có thể định dạng cho văn bản trong bảng bằng cách thêm các thuộc tính định dạng vào thẻ mở của thẻ tương tự như với thẻ . Nhưng trong bài này, mình tách riêng ra để các bạn dễ chỉnh sửa hơn mà thôi. Ví dụ, mình có code định dạng văn bản với các thuộc tính như sau:
Bây giờ mình sẽ chèn code tạo bảng vào trong cặp thẻ p này, đoạn code hoàn chỉnh của mình sẽ có dạng như sau:
border-collapse: collapse; width: 100%;
Tức là code tạo bảng hoàn chỉnh của mình sẽ có dạng thế này:
2.2.2. Một vài thao tác điều chỉnh cơ bản với bảng
a) Điều chỉnh độ rộng của các cột trong bảng
Về lí thuyết, các bạn có thể điều chỉnh độ rộng của các cột trong bảng bằng nhiều đơn vị tính khác nhau, nhưng đơn vị thường được sử dụng nhất là phần trăm (). Để điều chỉnh độ rộng của các cột trong bảng, các bạn chỉ cần điều chỉnh độ rộng của các ô (tương ứng với các cặp thẻ ) trong hàng đầu tiên của bảng bằng thuộc tính với giá trị % tương ứng. , code bảng của mình có 3 cột và 4 hàng, nếu để mặc định không điều chỉnh thì độ rộng của các cột sẽ được tự động điều chỉnh theo nội dung của các ô trong cột đó. Bây giờ mình sẽ điều chỉnh độ rộng của cột 1 thành 25%, cột 2 thành , cột 3 thành . Một mẹo nhỏ khi điều chỉnh độ rộng của cột là các bạn nên để giá trị cho độ rộng của cột cuối cùng trong bảng, như vậy sẽ tránh được trường hợp bảng có thể tràn ra ngoài vùng hiển thị bài đăng. Tức là trong trường hợp này, thay vì điều chỉnh độ rộng của cột 3 với giá trị là thì mình sẽ điền giá trị cho nó. Và mình chỉ cần điều chỉnh với 3 ô trong hàng đầu tiên của bảng mà thôi. Code bảng sau khi điều chỉnh của mình sẽ có dạng như sau:
b) Gộp ô trong bảng
Gộp ô không phải thuộc tính định dạng nên chúng ta sẽ tách riêng nó với các thuộc tính định dạng. Để gộp ô trong bảng, chúng ta sẽ sử dụng 2 thuộc tính là (gộp các ô trong cùng một hàng – gộp ô theo chiều ngang) và rowspan (gộp các ô trong cùng một cột – hay còn gọi là gộp ô theo chiều dọc) với cú pháp như sau:
colspan=”số ô cần gộp theo chiều ngang”
hoặc:
rowspan=”số ô cần gộp theo chiều dọc”
Ví dụ Mình có thuộc tính là , suy ra số lượng ô mình cần xoá sau khi gộp ô sẽ bằng 4−1=3. Các bạn sẽ không được xoá những ô nằm bên trái của ô chứa thuộc tính mà chỉ được xoá những ô nằm bên phải của ô này thôi. Nếu các bạn xoá những ô nằm bên trái thì các ô thừa vẫn sẽ tràn ra như bình thường.
Để dễ hình dung, mình sẽ lấy ví dụ với code tạo bảng cơ bản sau:
Theo code tạo bảng cơ bản ở trên thì do mặc định của theme Selecta nên bảng của mình sẽ không có đường kẻ dọc. Nhưng để ví dụ về gộp ô dễ quan sát hơn, mình đã kẻ viền đen (và tô màu một vài ô) cho bảng. Cách kẻ viền này mình sẽ hướng dẫn các bạn ở phần Tạo bảng nâng cao sau, thế nên mình sẽ không đưa nó vào trong code tạo bảng cơ bản ở trên mà chỉ giải thích thôi. Với code tạo bảng ở trên, cấu trúc bảng của mình bao gồm 4 cột và 3 hàng. Bây giờ mình muốn gộp ô thứ 2 với ô thứ 3 và ô thứ 4 trong hàng thứ 2 của bảng thì đầu tiên, mình sẽ đặt thuộc tính với số ô cần gộp là (bao gồm ô thứ 2, ô thứ 3 và ô thứ 4) vào thẻ mở của ô thứ 2 (ô bắt đầu cần gộp) trong hàng thứ 2. Code của mình lúc này sẽ có dạng như sau:
Lúc này, do chưa xoá những ô còn thừa nên bảng của mình sẽ bị dư ra 2 ô ở hàng thứ 2. Do đó, mình sẽ phải xoá đi ô ở phía bên phải của ô chứa thuộc tính , tức là mình sẽ xoá 2 cặp thẻ nằm ngay dưới cặp thẻ chứa thuộc tính . Lúc này, code của mình sẽ có dạng như sau:
* Đối với gộp ô theo chiều dọc , các ô sẽ được gộp theo chiều từ trên xuống dưới tính từ ô bắt đầu gộp. Nghĩa là, các bạn sẽ đặt thuộc tính vào thẻ mở của ô mà các bạn muốn bắt đầu gộp nó với những ô nằm phía dưới. Tương tự như khi gộp ô theo chiều ngang, các bạn cũng sẽ phải xoá các ô thừa ra sau khi gộp ô theo chiều dọc. Việc xoá ô này sẽ vất vả hơn khi xoá ô theo chiều ngang một chút. Nếu xoá ô theo chiều ngang, các bạn chỉ cần thao tác trên một cặp thẻ và các cặp thẻ cần xoá đều nằm trong cặp thẻ đó. Nhưng khi xoá ô theo chiều dọc, các bạn sẽ phải thao tác trên nhiều cặp thẻ hơn. Nếu gộp 2 ô theo chiều dọc, các bạn chỉ cần thao tác với 1 cặp thẻ , nhưng nếu gộp 3 ô theo chiều dọc, các bạn sẽ phải thao tác với 2 cặp thẻ , cứ như vậy, các bạn gộp càng nhiều ô theo chiều dọc thì số cặp thẻ các bạn phải thao tác cũng sẽ tăng lên. Ở đây mình nói là cặp thẻ bởi vì thẻđại diện cho hàng trong bảng, nhưng thực tế cặp thẻ mà chúng ta cần xoá sẽ là cặp thẻ (tương ứng với ô) nằm trong cặp thẻ đó. Sau khi các bạn gộp ô theo chiều dọc, các ô bị gộp (không tính ô bắt đầu gộp) sẽ không mất đi mà sẽ bị đẩy lùi sang phải 1 ô, điều này đồng nghĩa với việc ô cuối cùng của hàng chứa ô bị gộp đó sẽ bị tràn ra khỏi bảng. Lúc này, để điều chỉnh lại bảng, các bạn có thể xoá ô bị tràn ra đó hoặc bất cứ một ô nào trong hàng đó đều được.
Để dễ hình dung, mình sẽ lấy ví dụ với code tạo bảng cơ bản sau:
Như đã giải thích ở trên, mình kẻ thêm viền đen (và tô màu một vài ô) cho bảng để các bạn dễ quan sát quá trình gộp ô hơn. Lúc này, bảng của mình có 4 cột và 4 hàng. Mình muốn gộp ô thứ 2 của cột 2 (tương đương với toạ độ hàng 2, cột 2) với ô thứ 3 của cột này (tương đương với toạ độ hàng 3, cột 2) thì mình sẽ đặt thuộc tính với số ô cần gộp là vào thẻ mở của ô thứ 2 ở cột 2. Code của mình sẽ có dạng như sau:
Do mình chưa xoá các ô thừa nên bảng của mình bị dư ra 1 ô ở hàng thứ 3. Ô bị dư ra thuộc hàng thứ 3, nghĩa là mình sẽ cần xoá 1 cặp thẻ trong số 4 cặp thẻ được bao quanh bởi cặp thẻ thứ 3 (tương đương với hàng thứ 3) trong code tạo bảng. Ở đây, mình sẽ lựa chọn xoá ô đầu tiên của hàng thứ 3 (tương ứng với toạ độ hàng 3, cột 1). Lúc này, code của mình sẽ có dạng như sau:
Do mình bắt đầu gộp từ ô đầu tiên của cột 2 (tương đương với toạ độ hàng 1, cột 2) nên 2 hàng bên dưới hàng chứa ô này sẽ có tình trạng tràn ô, mỗi hàng sẽ bị tràn ra 1 ô. Để xoá 2 ô bị tràn này, mình sẽ phải thao tác với 2 cặp thẻ (tương đương với 2 hàng nằm bên dưới hàng chứa ô bắt đầu gộp). Đối với 2 cặp thẻ này, mình sẽ xoá 1 cặp thẻ (tương đương với 1 ô) nằm bên trong nó, tức là mình sẽ xoá tất cả là 2 cặp thẻ . Khi chưa xoá ô bị tràn, bên trong 2 cặp thẻ này sẽ có 4 cặp thẻ , nhưng sau khi xoá thì 2 cặp thẻ này chỉ còn lại 3 cặp thẻ mà thôi. Lúc này, code của mình sẽ có dạng như sau:
* Để gộp ô theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc , các bạn sẽ sử dụng đồng thời 2 thuộc tính và . Lúc này, chúng ta sẽ chọn 1 ô trong bảng làm mốc để gộp theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Và khi gộp xong, các bạn cũng phải tiến hành xoá các ô thừa như mình đã hướng dẫn ở trên. Ví dụ, mình có code tạo bảng cơ bản sau (bảng đã được kẻ thêm viền và tô màu để tiện quan sát):
Ban đầu, bảng của mình có 3 cột và 3 hàng. Bây giờ mình sẽ lấy ô đầu tiên của cột 1 (tương đương với toạ độ hàng 1, cột 1) làm mốc để gộp ô, tức là mình sẽ đặt thuộc tính và vào thẻ mở của ô này. Mình sẽ gộp ô làm mốc này với 1 ô ở bên phải (gộp theo chiều ngang) và 1 ô ở bên dưới (gộp theo chiều dọc). Lúc này, code của mình sẽ có dạng như sau:
VUI LÒNG KHÔNG SAO CHÉP BÀI VIẾT NÀY! CẢM ƠN CÁC BẠN!
Nguồn bài viết: https://wptutbyserahwang.wordpss.com/
--- Bài cũ hơn ---
Bí Quyết, Cách Tạo Nhiều Mục Lục Trong Word 2013 Siêu Hữu Ích
Thay Đổi Màu Nền Của Tài Liệu Word
Tự Thiết Kế Bằng Khen Bằng Word Cực Dễ Và Miễn Phí
Cách In Giấy A5 Đơn Giản Nhất 2022 Dân Văn Phòng Nhất Định Phải Biết
Hướng Dẫn 2 Cách In Giấy A5 Đơn Giản Nhất