--- Bài mới hơn ---
Top 10 Nữ Hero Có Nhan Sắc Đẹp Nhất Dota 2 (Phần 2)
Tiểu Sử Hero Trong Dota (P.1) Bạn Nào Có Nhu Cầu Sẽ Post Tiếp
Combo Skill Của Các Hero Trong Dota (Phần I)
Combo Skill Của Các Hero Trong Dota (Phần Ii)
Tiểu Sử Của 1 Số Hero Trong Dota (P3)
Thời điểm hiện tại, số lượng support mạnh khá ít ỏi. Với việc support giờ đây là hai pick đầu và đặt trọng tâm vào giai đoạn đi lane, game thủ ở những trận đấu cấp cao thường buộc phải pick một trong nhóm 4-5 hero quá quen thuộc. Thường là Silencer, Crystal Maiden, Dark Willow và Vengeful Spirit. Đây là những hero tuyệt vời, nhưng đôi khi khiến cho bạn nhàm chán khi phải chơi đi chơi lại hoài.
Bài viết hôm nay sẽ tập trung vào những hero support khác, tuy không phổ biến bằng, nhưng vẫn đạt tỉ lệ thắng ổn và có sức ảnh hưởng tốt ở giai đoạn đi lane và từ giữa đến cuối game.
Shadow Shaman là hero khá thú vị. Trong 3v1 hoặc 2v1 meta, hero này có thể đối đầu tốt với offlane của đối phương nhờ khả năng gây sát thương cao cũng như các chiêu khóa chân tốt.
Khi 2v2 meta nổi lên, hero này này dần bị quên lãng, khi nhiều người cho rằng SS không còn đủ mạnh ở lane để pick nữa. Lượng mana thấp đầu game không cho Shadow Shaman tự do sử dụng phép để quấy rồi cũng như các chiêu disable, dù chúng có sức ảnh hưởng lớn, nhưng cái giá lại quá cao và thường có cooldown lâu, đặc biệt là ở đầu game.
Nhiều buff nhỏ đã giúp hero này quay trở lại, nhưng có vẻ như cộng đồng mới chỉ nhận ra gần đây. Dù phạm vi tấn công thấp và tạo hình nhìn khá yếu ớt, Shadow Shaman có lượng máu và giáp khởi đầu tốt với một support: khi không có đồ, hero này có 614 máu khởi điểm và 3.5 giáp. Đòn tấn công tay cũng gây 76+ sát thương, biến hero này thành tướng đánh xa đánh đau nhất đầu game.
Mặc dù phạm vi tấn công chỉ 400 khá giới hạn, nhưng ở những level đầu, hero này gần như bì kịp với Vengeful Spirit về khả năng tank, trong khi sở hữu chiêu nuke rất mạnh.
Vấn đề duy nhất của Ether Shock ở đầu game là nó chỉ nuke được duy nhất một đối tượng. Trong khi Crystal Maiden hoặc Silencer có thể đánh trúng nhiều đối tượng bằng chiêu của mình, làm lane đối phương yếu đi. Trong khi Shadow Shaman thường phải chọn một đối tượng và tập trung vào hero đó để các đòn quấy rối trở nên hiệu quả hơn – đối phương sẽ thường phân bố vị trí, để các chiêu quấy rối chia đều cho hai đối tượng và khiến cho Shadow Shaman ít hiệu quả đi.
Shackles cũng yếu ở level 1. Nó gây tổng cộng 60 sát thương và dễ dàng bị cản phá. Shadow Shaman thường phân vân ở level 3: một mặt bạn muốn Ether Shock đánh trúng nhiều đối tượng, ở mặt khác – nâng điểm thứ hai vào Shackles sẽ tăng lượng sát thương khủng và kéo dài thời gian giữ chân lên mức độ “bất công”.
Đại đa số mọi người mặc định chọn Ether Shock, nhưng một lần nữa, nó còn tùy thuộc vào tình huống và trong một số trường hợp, bạn có thể áp dụng cả hai cách. Người chơi cũng có thể đi theo hướng skill 4-1-1-1 cho đến level 7 (tức tại level 7, người chơi đã nâng level 4 cho chiêu 1, level 1 cho chiêu 2, 3 và ultimate). Nó giúp dọn wave mạnh, trong khi vẫn có nhiều cách để khóa chân đối tượng và phá các chiêu channeling. Như đã nói, nếu đội có đủ các chiêu disable đến từ các core, chọn 4-0-2-1 cũng được. Nó sẽ giúp rất nhiều trong giai đoạn đi lane và gây thêm 100 sát thương cũng như tăng thời lượng stun thêm 0.75 với cái giá chỉ 10 mana thêm.
Nhìn vào meta, chúng ta có thể thấy Shadow Demon là một trong những support yêu cầu kỹ năng cao trong game. Chỉ từ Divine trở lên, hero này mới đạt tỉ lệ thắng trên 50% và có rất nhiều lý do cho điều này.
Shadow Demon là hero có thể gây hại nhiều hơn lợi, yêu cầu rất nhiều kiến thức và tập luyện để thực sự hiệu quả ở lane và SD thường cần đến những đồng đội cũng như kẻ thù nhất định để phát huy hiệu quả.
Chiêu level 1 của Shadow Demon thường dùng với đồng đội cũng như đối phương ở lane. Đại đa số người chơi nâng Disruption mặc định, giúp setup dễ dàng và lượng sát thương tiềm năng. Thế nhưng, nếu bạn không có đồng đội ở lane có thể khai thác setup này, thì tốt hơn là nên nâng Shadow Poison, dùng để tranh giành bounty rune.
Shadow Poison là chiêu khá phức tạp – sát thương nó gây ra có thể lớn, nhưng chỉ từ level 2 trở đi, chiêu này mới thật sự tỏa sáng. Quan trọng hơn, tại level 1, lượng sát thương gây ra của Shadow Poison tương đương với lượng máu hồi nếu đối phương có Magic Stick. Hãy đảm bảo bạn không nằm trong tầm nhìn khi sử dụng chiêu này nếu đối phương có stick hoặc wand. Còn không, bạn đang lãng phí mana mà chẳng được gì.
Soul Catcher là nguyên nhân chính để dùng ‘normal cast’ dù cho bạn có thích quick cast hơn. Tìm cách sử dụng đúng chiêu này, đảm bảo nó trúng đối tượng mà bạn muốn tập trung là yếu tố quan trọng để điều khiển Shadow Demon đúng cách và tăng thêm 50% sát thương. Trong khi đại đa số người chơi chọn 4-0-4-1 và ưu tiên level cho Shadow Poison, về cuối game Soul Catcher có thể hóa giải những đối tượng trâu bò nhất, có thể đi xuyên qua cả những chiêu giảm sát thương như gậy xanh trên Stampede hoặc Ghostship.
Cuối cùng, một trong những thay đổi mới nhất về ultimate của Shadow Demon mà mọi người thường bỏ qua trong pub: Demonic Purge liên tục dispel đối tượng, biến chiêu này thành một trong những cụ tốt nhất đối đầu với những hero như Pugna, Necrophos, Windranger, v.v. – những hero phải dựa vào các chiêu buff dispel được để sống sót.
AA có lẽ là support gây tranh cãi nhất trong meta hiện tại, nhưng theo thống kê về hero này, AA đạt tỉ lệ thắng 50% trong các game trên 5k+, trong khi lại cực kỳ kém phổ biến. Vậy làm thế nào mà hero được xem là vô dụng hoàn toàn trong lane lại thắng các game ở trong meta đang ưu đãi những hero đi lane?
Ancient Apparition giống như Spectre phiên bản support về nhiều khía cạnh. Dù không có những chiêu nuke và disable dễ dùng, AA có khả năng lội ngược dòng khi đạt level 6. Ice Blast gây lượng sát thương lớn và hiệu quả với rất nhiều tank hero trong meta hiện tại: không chỉ chống lại những hero hồi máu khỏe mà khi máu đối phương xuống 10% hạ gục đối tượng tương đương với lượng sát thương nuke 100+ với hầu hết các hero.
Cách lên skill trong pub phản ánh điểm yếu của AA ở lane: tất cả người chơi level cao mặc định chọn những chiêu yêu cầu ít điều kiện nhất. Thường thì Cold Feet được nâng tối đa đầu tiên, với hít nhất hai điểm vào Chilling Touch trước khi đạt level 6. Điều này tăng khả năng quấy rối của AA trong lane, tuy khó giết được đối tượng nhưng vẫn ghìm chân đối phương lại.
Hero này phát huy hiệu quả nhất khi đi cặp với các core mạnh ở lane. Weaver là cái tên xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ, với khả năng gây sát thương lớn khi kết hợp Chilling Touch + Geminate Attack. Tận dụng những chiêu stun hợp lý có thể giúp lane trở nên dễ dàng hơn và có thể ăn mạng tốt – các chiêu Cold Feet ở level sau có thể gia tăng thời lượng disable lên rất nhiều, trong khi có thể gây sát thương tối đa lên 360. Quan trọng hơn, đại đa số kẻ thù thường cố gắng thoát khỏi AoE của Cold Feet, buộc chúng phải chạy đi, thay vì quay lại tấn công. Nhìn chung, Cold Feet có thể được xem là chiêu disable ‘nhẹ’.
Một khía cạnh quan trọng khác là hero này không cần quá nhiều đồ để trở nên hiệu quả: Eul’s có thể đem lại sự tiện lợi, Force Staff luôn là lựa chọn tốt và Aghanim’s Scepter có thể tạo ra bước ngoặt lớn, nhưng hero này này vẫn nên tập trung vào kiểm soát tầm nhìn cho đồng đội – đây mới là mục tiêu chính của AA. Hầu hết các hero position 5 được buff để tăng độ hiệu quả bằng Aether Lens hoặc Foce Staff, Ancient Apparition có thể sử dụng tất cả các chiêu của mình ở khoảng cách rất xa và không cần lên đồ giữ vị trí.
Với những hero như Alchemist và Necrophos trở lại meta, rõ ràng là Ancient Apparition sẽ có chỗ đứng cho riêng mình, bắt đầu ngay từ pick đầu tiên. Ít nhất, AA sẽ trở thành rào cản, còn ở tình huống tốt nhất, đây sẽ là hero counter tuyệt vời. Dĩ nhiên, điều kiện đầu tiên là AA sống sót ở giai đoạn đi lane.
Theo Dotabuff
--- Bài cũ hơn ---
Xếp Hạng Những Hard Support Của Phiên Bản 7.23F: Sự Trỗi Dậy Của Tinh Linh Báo Thù
Những Điều Cần Biết Khi Đánh Support Hero Trong Dota 2 Chuyên Nghiệp
Chi Tiết Bản Cập Nhật 7.23
Ba Hero Mạnh Nhất Trong Pub Meta 7.26 Dota 2
Hướng Dẫn Chơi Kaolin (By Dotavietnam)