Top 12 # Bảng Bổ Trợ Trong Liên Minh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Trucbachconcert.com

Bảng Bổ Trợ Trong Liên Minh Huyền Thoại

Hẳn rằng rất nhiều bạn trong chúng ta khi khi chọn một vị tướng đều quan tâm đến 3 vấn đề sau đó: Phép bổ trợ, Ngọc bổ trợ và Bảng bổ trợ. Riêng về Phép bổ trợ và Ngọc bổ trợ sẽ có những bài viết sau để hướng dẫn các bạn, còn hôm nay chúng ta sẽ chỉ chuyên sâu về một thứ: Bảng bổ trợ. Bảng bổ trợ trong Liên Minh Huyền Thoại.

Mình tin rằng trong số những bạn đang đọc bài viết này thì tới 80% các bạn cộng Bảng bổ trợ theo 3 kiểu: 1. Cộng bừa, 2. Nhờ người bạn trình cao hơn cộng giúp, 3. Xem các bảng ngọc của các cao thủ hay tham khảo các website và cộng một cách rập khuôn. Và mình tin rằng ít ai trong số chúng ta chịu bỏ thời gian ra ngồi nghiên cứu kĩ những gì trong Bảng bổ trợ cung cấp. Vậy nên bài viết hôm nay sẽ cùng các bạn NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CHI TIẾT NHẤT và mong rằng sau bài viết này, ai cũng có thể tự cộng cho mình bảng bổ trợ cho những vị trí, những vị tướng mà bạn yêu thích!

I. TỔNG QUAN VỀ BẢNG BỔ TRỢ:

Rõ ràng là bạn không thể cộng hết được bảng bổ trợ vì bạn chỉ có 30 điểm mà thôi, do đó mỗi một điểm cộng chính xác và phù hợp sẽ giúp cho vị tướng trong trận của bạn hiệu quả hơn. Ngược lại nếu cộng vớ vẩn hay phí phạm dù chỉ một điểm cũng có thể sẽ mang lại những hậu quả đáng tiếc. Vậy ta cần quan tâm những điều gì trong bảng bổ trợ và cộng sao cho hợp lí?

II. NGHIÊN CỨU CHI TIẾT:

Chúng ta sẽ đi sâu vào từng nhánh, phân tích các ô trong nhánh có vai trò như thế nào và những vị tướng nào sử dụng sẽ phù hợp.

Ở nhánh Công này gồm có 20 ô nhỏ, và theo như hình trên thì mình đã chia nó vào 4 nhóm nhỏ gồm:

– Nhóm 1: Nhóm gây sát thương bằng kĩ năng hay đòn đánh thường.

– Nhóm 2: Nhóm Sát thương vật lí (trừ ô cuối Tàn phá ).

– Nhóm 3: Nhóm Sát thương phép thuật.

– Nhóm 4: Nhóm “hồi phục”. (trừ ô Đao Phủ )

– Cấp bậc: 1/1.

– Tác dụng:

Cận chiến: Gây thêm 2% sát thương và chịu thêm 1% sát thương.

Đánh Xa: Gây thêm 1.5% sát thương và chịu thêm 1.5% sát thương.

+ Đúng như cái tên gọi “hai lưỡi”, ô này cho bạn khả năng gây thêm sát thương nhưng bù lại cũng phải chịu nhận sát thương. Tuy nhiên theo như thông số thì bạn chỉ nên cộng vào ô này khi sử dụng các tướng cận chiến có lượng sát thương mạnh mẽ. Hay nói cách khác, nếu muốn snowball thì hãy cộng vào ô này.Các tình huống dồn sát thương của bạn sẽ rút máu đối thủ nhanh hơn bao giờ hết.

– Một số vị tướng nên cộng vào ô này:

– Cấp bậc: 1/1.

– Tác dụng:

Gây sát thương lên kẻ địch bằng một kĩ năng sẽ gia tăng sát thương các tướng đồng minh gây ra lên đơn vị đó thêm 1% trong 3 giây kế.

+ Đây là ô được cần được cộng cho các vị tướng “hộ công” – có nghĩa là các tướng mở màn giao tranh hay các vị tướng hỗ trợ thiên hướng tấn công. Vì cơ bản thì các tướng này không có quá nhiều sát thương nên việc mở màn bằng các kĩ năng rồi để đồng đội “hấp diêm” chúng thì cộng vào đây sẽ giúp đối phương lên bảng sớm hơn .Lưu ý rằng cần có 4 điểm thì mới có thể cộng vào ô này nên thường ta sẽ cộng 4 điểm đó vào ô Ma thuật giúp kĩ năng được hồi nhanh hơn.

– Một số vị tướng nên sử dụng:

Pháp Vũ Đồng Hành và Vũ Pháp Đồng Hành.

– Cấp bậc: đều là 1/1.

– Tác dụng:

Pháp Vũ Đồng Hành: Sát thương tướng địch bằng một đòn đánh thường sẽ gia tăng sát thương gây ra trên kĩ năng thêm 1%, cộng dồn đến 3 lần.

Vũ Pháp Đồng Hành: Sát thương tướng định bằng một kĩ năng sẽ gia tăng sát thương gây ra trên đòn đánh thường thêm 1%, cộng dồn đến 3 lần.

+ Đó là lí do vì sao mình gộp 2 cái này làm một. Hay nói cách khác bạn phải cùng cộng 2 ô này chứ không phải 1 ô riêng lẻ vì chúng bổ trợ cho nhau. Và rõ ràng theo công dụng thì 2 ô này sẽ bổ trợ rất tốt cho những vị tướng gây sát thương lưỡng tính (vừa sát thương phép vừa sát thương vật lí), hay những pháp sư có khả năng bổ trợ sát thương trong đòn đánh cũng khá tốt.

– Một số vị tướng nên sử dụng:

– Cấp bậc: 1/1.

– Tác dụng:

Các đòn chí mạng tăng 5% tốc độ đánh trong 3 giây (cộng dồn tối đa 3 lần).

+ Rõ ràng ô này dành cho các Xạ thủ – những vị tướng có tỉ lệ chí mạng cao và cần tốc độ đánh. Ngoài ra có 3 trường hợp ngoại lệ là Yasuo, Fiora và Tryndamere cũng có thể cộng vào ô này nếu cần.

– Cấp bậc: 4/4.

– Tác dụng:

Cộng từ 1.25 đến 5% tốc độ đánh phụ thuộc vào số điểm cộng.

+ Không có gì đáng bàn khi đây là ô cần cộng tối đa cho các Xạ thủ, những vị tướng cần tốc độ đánh như Kayle, Yasuo, Fiora, Tryndamere, Jax…

– Cấp bậc:

+ Vũ Lực: 3/3.

+ Bậc Thầy Võ Nghệ: 1/1.

– Tác dụng:

Bậc Thầy Võ Nghệ: Cộng 4 sát thương vật lí.

+ Đây là 2 ô bạn cần cộng tiếp tối đa nếu đang sử dụng Xạ thủ hay các đấu sĩ, sát thủ thiên hướng sát thương vật lí.

– Cấp bậc: 3/3.

– Tác dụng: Cộng thêm từ 2% đến 5% Sát thương vật lí tùy thuộc vào số điểm cộng.

+ Tiếp tục cộng sâu tới đây nếu bạn chơi Xạ thủ và sát thủ vật lí (vì các vị tướng này thiên về việc mua trang bị tấn công nên sẽ hưởng lợi từ ô này, còn các đấu sĩ thì nên dừng lại ở Bậc Thầy Võ Nghệ).

– Cấp bậc: 3/3.

– Tác dụng:

Cộng thêm từ 2% đến 6% Xuyên giáp và Xuyên kháng phép phụ thuộc vào số điểm cộng.

+ Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn đang sở hữu những vị tướng có sát thương lưỡng tính đã nêu ở trên, còn nếu không thì sẽ mất đi một trong 2 yếu tố. Dù sao thì đây cũng là một ô nên cộng khi bạn đang chơi Xạ thủ hay Pháp sư.

– Cấp bậc: 1/1.

– Tác dụng: +3% sát thương gia tăng.

+ sát thương ở đây là mọi loại sát thương, thích hợp cho Xạ Thủ, Pháp Sư và Sát Thủ.

– Cấp bậc: 4/4.

– Tác dụng:

Cộng từ 1.25% đến 5% giảm thời gian hồi chiêu phụ thuộc vào số điểm cộng.

+ Khả năng hồi chiêu là luôn luôn cần cho các pháp sư và tướng Hỗ trợ, vì vậy hãy nâng tối đa Ma thuật nếu bạn chơi ở 2 vị trí này. Mặc khác một số vị tướng sau đây cũng cần cộng 4 điểm ở Ma thuật (đa số là Sát thủ):

– Cấp bậc:

Trí Lực: 3/3.

Bậc Thầy Cổ Thuật: 1/1.

– Tác dụng:

Bậc Thầy Cổ Thuật: Cộng 6 Sức mạnh phép thuật.

+ Đây là 2 ô bạn cần phải cộng tiếp tối đa khi chơi ở vị trí Pháp sư, Hỗ trợ và một số tướng đỡ đòn thiên về sức mạnh phép thuật cũng có thể cộng tiếp giúp có thêm lượng sát thương cần thiết.

– Cấp bậc: 3/3.

– Tác dụng: Tăng sức mạnh phép thuật từ 2% đến 5% phụ thuộc vào số điểm cộng.

+ Bạn cần cộng tối đa ô này khi đang chơi ở vị trí pháp sư nhằm hưởng lợi tốt nhất từ trang bị và ngọc (các trường hợp ở trên chỉ nên dừng lại ở Bậc Thầy Cổ Thuật).

– Cấp bậc: đều là 1/1.

– Tác dụng:

Đồ Tể: Các đòn đánh và kĩ năng công kích đơn thể gây thêm 2 sát thương lên lính và quái.

Nuốt Chửng: Tiêu diệt một đơn vị hồi 3 Máu và 1 Năng lượng.

+ 2 ô này cực kì thích hợp cho 3 dạng tướng:

1/ Các Xạ thủ có lượng sát thương khởi điểm đầu trận thấp hay cần khả năng hồi phục từ Nuốt chửng để trụ đường lâu dài:

2/ Các pháp sư có giai đoạn đầu khó khăn hay cần lượng hồi phục để spam kĩ năng.

3/ Các đấu sĩ theo thiên hướng sát thương hay chiến đấu dai dẳng ở đường trên.

– Cấp bậc: 3/3.

– Tác dụng:

Gia tăng sát thương lên các tướng còn dưới 20%/35%/50% máu thêm 5%.

+ Đao phủ là một trường hợp ngoại lệ trong nhóm 4 này và nó đặc biệt phù hợp cho 3 vị trí Pháp sư, Xạ thủ và Sát thủ – những vị trí cần dồn sát thương nhanh gọn để tiêu diệt đối thủ.

– Cấp bậc: 1/1.

– Tác dụng:

Hỗ trợ hoặc tiêu diệt một vị tướng giúp hồi phục lại 5% lượng máu và năng lượng tổn thất.

+ Với tên gọi khá thú vị, ô này cần thiết cho các Xạ thủ và Pháp sư giúp 2 vị trí này dai sức và trụ lâu hơn trong giao tranh (pháp sư cần hơn vì năng lượng không phải là yếu tố quan trọng với Xạ thủ, mặc khác Xạ thủ cũng có thể sử dụng khả năng hút máu của bản thân để hồi phục). Ngoài ra với một số pháp sư hay đấu sĩ thiên hướng đỡ đòn sau cũng có thể cộng vào ô này.

– Cấp bậc: 1/1.

– Tác dụng:

Các đòn đánh thường gây thêm sát thương phép ngang với 5% sức mạnh phép thuật.

+ Rõ ràng đây là ô phù hợp cho các pháp sư phụ thuộc vào đòn đánh, kết hợp với Vũ Pháp Đồng Hành và Pháp Vũ Đồng Hành sẽ thật tuyệt vời, sau đây là một số ví dụ:

Ở nhánh Thủ có 19 ô nhỏ và mình xếp những ô nhỏ này vào các nhóm màu như sau:

– Nhóm 1 (khung màu vàng): Nhóm giảm sát thương.

– Nhóm 2 (khung màu tím): Nhóm hồi phục.

– Nhóm 3 (khung màu cam): Nhóm tăng máu.

– Nhóm 4 (khung hồng nhạt): Nhóm giảm hiệu ứng khống chế.

– Nhóm 5 (khung màu đỏ): Nhóm đi rừng.

– Các ô còn lại: Nhóm giáp và kháng phép.

-Cấp bậc: 2/2.

– Tác dụng:

+ Đây là một ô cần nên cộng nếu bạn đang chơi ở vị trí Xạ thủ hay Hỗ trợ cận chiến do tính ác liệt trong cuộc đấu 2 vs 2 ở đường dưới thì việc 2 bên đánh tay đôi với nhau sẽ diễn ra thường xuyên. Cũng có thể cân nhắc điểm này cho các pháp sư cận chiến ở đường giữa hay các đấu sĩ ở đường trên.

– Cấp bậc: 1/1.

– Tác dụng:

Cận chiến: giảm tất cả các sát thương nhận vào từ tướng đi 2.

Đánh xa: giảm tất cả các sát thương nhận vào từ tướng đi 1.

+ Cũng tương tự như Chặn đứng, tuy nhiên về mặt tướng cận chiến thì ô này lại hiệu quả hơn.

– Cấp bậc: 1/1.

– Tác dụng:

+ Chỉ nên nâng vào ô này khi bạn đang sử dụng các vị tướng Đấu Sĩ hay Đỡ Đòn mà đội hình của bạn sở hữu nhiều hiệu ứng khống chế tốt.

– Cấp bậc: 1/1.

– Tác dụng:

Giảm sát thương từ các đòn chí mạng đi 10%.

+ Chỉ nên cộng vào đây khi:

Bạn đang đối đầu với một đội hình thiên về sát thương vật lí, đặc biệt là Yasuo.

Bạn đang chơi tướng Hỗ trợ hay Đỡ đòn cận chiến, vì rõ ràng khi là người ép góc hay mở màn thì tỉ lệ Xạ thủ đối phương (người có tỉ lệ chí mạng cao) nhắm bạn làm mục tiêu là khá lớn khi mà các chủ lực được bảo kê tốt hơn.

– Cấp bậc: 1/1.

– Tác dụng:

Phục Hồi:

Giảm 4% sát thương phép gây ra bởi các sát thương phép diện rộng.

+ Nên cộng khi đối phương đang sở hữu nhiều kĩ năng gây sát thương diện rộng có lực sát thương lớn (thường từ các pháp sư như Ziggs, Oriana, Ryze…). Ô này khá thích hợp với các đấu sĩ đường trên khi phải đối đầu với các pháp sư thiên hướng đỡ đòn ở cùng đường, tất nhiên sau khi bạn cộng ba điểm vào ô Kháng Cự

– Cấp bậc: 2/2.

– Tác dụng:

+ Một ô cần cộng tối đa cho các đấu sĩ, tướng đỡ đòn, pháp sư cận chiến (ở bảng 21 – 9 – 0) và các tướng Hỗ trợ thiên hướng đỡ đòn vì đây là tiền đề để bạn cộng xuống nhánh Máu phía dưới.

– Cấp bậc:

Bền Bỉ: 3/3.

Phong Khởi: 1/1.

– Tác dụng:

Bền Bỉ: Hồi phục từ 0.35% đến 1% số máu tổn thất mỗi 5 giây phụ thuộc vào số điểm cộng.

Phong Khởi: Tăng tốc độ Hồi Máu, Hút Máu, Hút máu phép và khả năng tự hồi máu của bản thân thêm 10% khi còn dưới 25% máu.

+ Đây là cặp ô nên được cộng vào các đấu sĩ và tướng đỡ đòn có 2 yếu tố: Sở hữu lượng máu lớn và tốc độ hồi phục tốt. Tốc độ hồi phục ở đây có thể hiểu là vị tướng đó có những kĩ năng hay thường lên những trang bị có khả năng hồi máu. Những vị tướng cần nâng ở 2 ô này bao gồm:

Các trường hợp cần cân nhắc khi cộng:

c. Nhóm 3:

– Cấp bậc:

Sẹo chiến tranh: 3/3.

Chiến thần: 1/1.

– Tác dụng:

Chiến Thần: +3% Máu tối đa.

+ Nếu như Sẹo Chiến Tranh là một ô cần phải cộng cho các đấu sĩ, đỡ đòn, pháp sư cận chiến, Hỗ trợ vì lượng máu cộng thẳng của nó thì Chiến Thần lại là một ô cần phải cân nhắc. Với 3% cộng thêm từ máu tối đa của bạn (nếu bạn có 1000 máu thì chỉ cho bạn thêm 30 máu mà thôi).

– Cấp bậc: 1/1.

– Tác dụng:

Khởi đầu trận đấu với một lớp lá chắn trị giá 50 Máu, lớp lá chắn này sẽ tự động hồi phục sau mỗi lần hồi sinh.

Nhanh Nhẹn:

+ Yêu cầu tới 16 điểm ở Thủ để có được ô này nhưng đổi lại là một giá trị không hề tệ một chút nào. 50 máu cộng thẳng ngay từ level 1 sẽ giúp các đấu sĩ ở đường trên hay các tướng Hỗ trợ cận chiến ở đường dưới dai sức hơn trong những pha đụng độ ngay từ đầu trận đấu. Cá biệt trong một trận đấu chuyên nghiệp giữa Curse và LMQ, Kassadin của đội Curse đã có lối cộng bảng rất dị khi có một lớp giáp khởi điểm 50 từ ô này, build tank để đối đầu với Pantheon ở đường giữa.

[youtube]73r_Yu8p-t4[/youtube]

– Cấp bậc: 1/1.

– Tác dụng:

Giảm các hiệu ứng làm chậm đi 10%.

Đây là một ô thực sự nên cộng khi đối phương có nhiều kĩ năng làm chậm hay có các kĩ năng làm chậm với tỉ lệ làm chậm cao đến từ một số vị tướng sau:

– Cấp bậc: 1/1.

– Tác dụng:

Giảm thời gian hiệu lực của các trạng thái khống chế đi 15%.

+ “phiên bản hoàn thiện hơn” của Nhanh nhẹn và là ô cuối cùng bạn cần phải cộng nếu chơi 21 hay 30 điểm ở Thủ, thích hợp cho các tướng Đấu Sĩ, Đỡ đòn xông pha vào giao tranh.

– Cấp bậc:

Dẻo Dai: 2/2.

Giáp Gai: 1/1.

– Tác dụng:

Giáp Ma Thuật:

Giáp Gai: Chịu sát thương từ các đòn đánh thường của quái rừng sẽ khiến chúng bị xuất huyết, gây sát thương vật lí ngang với 1% số máu hiện tại của chúng mỗi giây.

+ Dẻo Dai cần cộng tối đa nếu bạn sử dụng tướng đi rừng. Tuy nhiên với Giáp Gai thì lại là vấn đề khác, ô này chỉ thực sự cần khi bạn đang sử dụng những vị tướng có tốc độ đi rừng (tốc độ xóa sổ quái rừng) chậm hay lượng máu thấp thì sẽ lợi dụng đòn đánh từ quái để khiến chúng mất máu nhanh hơn, một số vị tướng có tốc độ đi rừng chậm điển hình:

– Cấp bậc: 2/2.

– Tác dụng:

Tăng từ 2.5% đến 5% giáp và kháng phép cộng thêm.

+ Không phải bàn nhiều về ô này khi nó rất thích hợp cho các đấu sĩ, tướng đỡ đòn – những vị tướng sẽ mua nhiều trang bị chống chịu tăng giáp và kháng phép.

– Cấp bậc: đều là 3/3.

– Tác dụng:

Kiên Cường: cộng thêm từ 2 đến 5 giáp phụ thuộc vào số điểm cộng.

Thần Hộ Mệnh Huyền Thoại:

Kháng Cự: cộng thêm từ 2 đến 5 kháng phép phụ thuộc vào số điểm cộng.

+ Đây là 2 ô có tính chất tương tự nhau, chỉ có điều một bên là chống chịu sát thương vật lí còn bên kia là sát thương phép. Nếu bạn sử dụng tướng đấu sĩ hay Hỗ trợ đường dưới mà đối đầu với một vị tướng thiên về sát thương vật lí – hãy cộng tối đa Kiên Cường, ngược lại thì cộng tối đa Kháng Cự. Bạn cũng có thể cộng tối đa cả 2 bên nhằm đảm bảo tính lâu dài cho trận đấu.

– Cấp bậc: 4/4.

– Tác dụng:

+ Bản chất của ô này chỉ có tác dụng thực sự khi bạn vào những giao tranh lớn. Trong điều kiện lí tưởng (cộng tối đa và đứng gần 5 tướng địch), ô này sẽ cho bạn tới 20 giáp và 10 kháng phép, do đó thích hợp cho những tướng đấu sĩ, đỡ đòn thiên hướng mở giao tranh như:

Ở nhánh Đa Dụng có 18 ô nhỏ và vì tính “đa dụng” của nó nên các nhóm có thể đan xen vào nhau, mình tạm chia:

– Nhóm 1 (vùng màu Tím): Nhóm đa dụng khởi đầu.

– Nhóm 2 (vùng màu Đỏ): Nhóm chuyên biệt cho tướng Hỗ trợ.

– Nhóm 3 (vùng màu vàng): Nhóm năng lượng.

– Cấp bậc: 1/1.

– Tác dụng:

Bước Chân Thần Tốc

Giảm thời gian niệm phép biến về đi 1 giây.

+ Trông có vẻ “không đáng là bao” nhưng việc giảm thời gian biến về này rất cần thiết cho các vị trí tướng đi rừng, hay các vị trí trong một đội hình có chiến thuật đổi đường. Vì khi đó họ sẽ có thời gian biến về ngắn hơn, mua trang bị nhanh hơn và ra đường kịp thời hơn.

– Cấp bậc: 3/3.

– Tác dụng:

Thiền Định

Cộng từ 0.5% đến 1.5% Tốc độ di chuyển phụ thuộc vào số điểm cộng.

+ Là một ô cần được cộng tối đa ở vị trí Hỗ trợ vì sẽ giúp bạn cơ động hơn rất nhiều trong các tình huống di chuyển ra vào giao tranh, kết hợp rất tốt với giày Cơ Động. Một số pháp sư cũng rất cần ô này, điển hình là:

– Cấp bậc: 3/3.

– Tác dụng:

Hồi từ 1 đến 3 năng lượng mỗi 5 giây phụ thuộc vào số điểm cộng.

+ Là một ô cũng rất cần thiết cho 2 dạng tướng:

Trinh Sát

Tướng Hỗ trợ trao đổi chiêu thức nhiều hay có khả năng hồi phục như:

Tướng pháp sư spam kĩ năng liên tục:

– Cấp bậc: 1/1.

– Tác dụng:

Tăng tầm cắm mắt của các trang bị phụ kiện thêm 15%.

+ Không bàn quá nhiều khi đây là một trang bị cần cho những Tướng Hỗ Trợ – vị trí mà những con mắt là không thể thiếu trong bộ trang bị của họ.

– Cấp bậc: đều là 1/1.

– Tác dụng: –

Nhà Giả Kim: Tăng 10% hiệu lực của các lọ thuốc hồi phục và các bình thuốc cường hóa.

Bậc Thầy Thực Phẩm: Bình máu ngay lập tức được nâng cấp thành Bánh Qui giúp hồi 20 máu và 10 năng lượng khi sử dụng.

Sáng Suốt

+ Đầu tiên, phải nói đây là 2 ô cần phải cộng cho vị trí Hỗ trợ vì khả năng hồi phục và chuyển đổi thành bánh qui giúp các vị tướng này có lượng hồi phục dồi dào để tiếp tục bám trụ và trao đổi chiêu thức với đối phương.

+ Thứ hai, đây là một xu hướng khác của các Pháp sư đường giữa ngoài xu hướng cộng vào Đam Mê Cổ Ngữ (vì thường nếu sử dụng bảng 21 – 0 – 9 cho các pháp sư thì bạn chỉ có thể chọn 1 trong 2 cách nâng). Đây cũng là một xu hướng mình hay sử dụng cho các pháp sư trong lối chơi của mình: Lối chơi khởi đầu với Lọ pha lê và 3 bánh qui. Đây là cách lên trang bị thường khi bạn phải đi đường trong thế khó hay cần hồi phục để trao đổi chiêu thức liên tục như:

– Cấp bậc: 3/3.

– Tác dụng:

Đam Mê Cổ Ngữ

Giảm thời gian hồi các phép bổ trợ đi từ 4% đến 10% phụ thuộc vào số điểm cộng.

+ Một lần nữa, Sáng Suốt là ô cần được cân nhắc để nâng cho các tướng Hỗ trợ vì phép bổ trợ với họ được hồi nhanh là cực kì cần thiết. Đặc biệt với các tướng hỗ trợ kiểu mở giao tranh sau đây thì thời gian hồi Tốc biến nhanh hơn sẽ giúp họ tạo lợi thế cho đội tốt hơn:

– Cấp bậc: 1/1.

– Tác dụng:

Tăng thời gian hiệu lực các bùa lợi của đền, cổ vật, nhiệm vụ và quái rừng thêm 20%

+ Như đã nói ở trên, ngoài việc cộng vào bộ Nhà giả kim + Bậc thầy thực phẩm thì đây cũng là một hướng cộng giúp các pháp sư ở đường giữa duy trì được bùa xanh nhường ở lượt thứ 2 được lâu hơn. Mặc khác đây cũng là một hướng cộng cho những tướng đi rừng cần giữ bùa lâu để dọn dẹp quái rừng được tốt hơn, cũng như tận dụng được những lợi ích từ bùa khi tổ chức gank, đặc biệt ở những vị tướng thiếu hụt khả năng khống chế khi gank thì bùa đỏ sẽ giúp cho họ khá nhiều, một số ví dụ:

– Cấp bậc:

Tham Lam: 3/3.

Tiền Bất Chính: 1/1.

– Tác dụng:

Tham Lam: Cộng từ 0.5 đến 1.5 vàng mỗi 10 giây.

Tiền Bất Chính: +1 vàng mỗi khi đồng minh tiêu diệt một quân lính cạnh bên.

+ Đây là 2 ô bạn luôn cần phải cộng cho tướng Hỗ trợ vì khả năng tăng tiền không thể bàn cãi của nó.

– Cấp Bậc: đều cùng 1/1.

– Tác dụng:

Phú Quí: Cộng 40 vàng khởi điểm.

Truyền Cảm Hứng:

Đạo Tặc: Cận chiến – Nhận thêm 15 vàng khi hỗ trợ hoặc tiêu diệt tướng. Đánh xa – nhận thêm 3 vàng mỗi khi một tướng địch bị tấn công, hiệu ứng này không thể xảy ra quá một lần trên một tướng trong 5 giây.

+ Phú Quí là ô cần phải cộng cho các tướng hỗ trợ vì với thêm 40 vàng khởi điểm, họ có thêm lựa chọn để bổ sung thêm trang bị khi ra đường. Đạo Tặc chỉ nên cần thiết với những vị tướng sử dụng kết hợp tốt với trang bị Lưỡi Gươm Đoạt Thuật, điển hình là:

– Cấp bậc: 2/2.

– Tác dụng:

Cộng từ 5 đến 10 kinh nghiệm mỗi 10 giây khi ở cạnh một đơn vị cấp cao hơn tùy thuộc vào số điểm cộng.

+ Cá nhân mình nghĩ đây là một cái ô…chả có tác dụng gì nếu không muốn nói là dư thừa trong bảng bổ trợ nên sẽ không khuyến khích các bạn nâng.

Thông Tuệ

– Cấp bậc: 3/3.

– Tác dụng:

Lãng Khách

Cộng từ 2% đến 5% giảm thời gian hồi chiêu và từ 4% đến 10% giảm thời gian hồi các trang bị có thể kích hoạt tùy thuộc vào cấp độ tướng.

+ Tiếp tục là một ô mà bạn cần cân nhắc cho các vị trí hỗ trợ. Với việc có các chiêu thức khống chế vào bảo vệ đồng đội được hồi nhanh hơn (cộng kèm với 5% giảm thời gian hồi chiêu ở nhánh Công) và các trang bị được kích hoạt sớm hơn (các tướng Hỗ trợ thường mua rất nhiều trang bị kích hoạt), vị trí Hỗ trợ sẽ có nhiều lợi ích hơn trong giao tranh nhờ ô bổ trợ này.

– Cấp bậc: 1/1.

– Tác dụng:

Cộng 5% tốc độ di chuyển khi ra khỏi giao tranh.

+ Kết hợp với giày cơ động thì đây là một ô bổ trợ tốt cho các tướng hỗ trợ thiên về xu hướng spam kĩ năng. Còn đối với các tướng Hỗ trợ cận chiến xu hướng đỡ đòn thì việc lao vào trong giao tranh từ sớm sẽ không nhận được quá nhiều lợi ích từ ô bổ trợ này.

– Cấp bậc:

Sức Mạnh Tinh Thần: 1/1.

Khai Trí: 3/3.

– Tác dụng:

Sức Mạnh Tinh Thần: +1 hồi máu mỗi 5 giây với mỗi 300 số năng lượng tối đa.

Khai Trí: Cộng 2% đến 5% chỉ số năng lượng tối đa phụ thuộc vào số điểm cộng.

+ Đây là một nhóm khá đặc thù và chỉ nên sử dụng với những vị tướng có chỉ số năng lượng cao hay khi bạn có xu hướng lên bộ trang bị Trượng Trường Sinh và Quyền Trượng Thiên Sứ. Đây là nhánh rất cần cho Ryze, và một số vị tướng sau có thể cân nhắc:

– Cấp bậc: 3/3.

– Tác dụng:

+ Ô này khá hữu ích đối với Akali khi kết hợp rất tốt với nội tại Song Nghệ của nàng ta. Ryze cũng khá hữu dụng với chiêu cuối của mình.

Bảng Ngọc Bổ Trợ Irelia Liên Minh Huyền Thoại Mùa 8

Mùa 8 đã khởi tranh và bạn đã chuẩn bị gì để leo rank cho mùa 8 trong Liên Minh Huyền Thoại hay chưa. Nếu là một fan của Irelia không thể nào không biết đến bảng ngọc bổ trợ Irelia mùa 8 và trong bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về bảng ngọc bổ trợ Irelia mùa 8.

Ở mỗi một phiên bản Liên Minh Huyền Thoại thì mỗi tướng đều có sự thay đổi nhất định và nếu như không nắm bắt được xu thế bạn rất dễ bị thua liên hoàn khi leo rank. Với bảng ngọc bổ trợ Irelia mùa 8 cũng vậy, ở mùa giải này việc nâng điểm Ngọc Tái Tổ Hợp mùa 8 Liên Minh Huyền Thoại là việc quan trọng mà ngay cả các tay chơi chuyên nghiệp không thể xem thường và bạn đã biết cách nâng điểm Ngọc Tái Tổ Hợp mùa 8 Liên Minh Huyền Thoại cho Irelia hay chưa ?

Cách tăng bảng ngọc bổ trợ Irelia mùa 8 Liên Minh Huyền Thoại

1. Bảng ngọc bổ trợ Irelia mùa 8 theo hướng sát thương

– Chinh phục (Conqueror): Sau 4 giây khi giao tranh đòn đánh đầu tiên sẽ được tăng 10 – 35 SMCK (sức mạnh công kích) trong vòng 3 giầy và chuyển 20 % sát thương đó thành sát thương chuẩn cho tướng của bạn.

– Đắc thắng (Triumph): Hồi 12% HP đã mất và thêm 20 vàng sau khi hạ gục đối phương.

– Huyền Thoại: Tốc độ đánh (Legend: Alacrity): Tăng tốc độ xuất chiêu 3% và thêm 1,5% vỡi mỗi lần ra đòn đánh. Cộng dồn tổng cộng 10 lần và được cộng dồn khi đánh tướng, lính và quái rừng.

– Nhát chém ăn huệ ( Coup de grace): Tăng 10 % sát thương khi HP kẻ địch còn dưới 40% và sức mạnh phép thuật là 15 trong vòng 10 giây.

– Giáp cốt (Bone plating): Giám 20 – 25 sát thương nhận được từ tướng định ở cấp 1 – 18 và 3 đòn đánh hoặc phép kế tiếp nhận được.

Lưu ý: Thời gian hồi chiều là 45 giây.

– Kén Tằm (Chrysalis): + 60 HP ở đầu trận và sau khi bị hạ gục 4 lần số máu đó sẽ đổi lấy 9 điểm SMC (sức mạnh chuẩn) hoặc 15 SMPT (Sức mạnh phép thuật).

2. Bảng ngọc bổ trợ Irelia mùa 8 với tỷ lệ thắng cao

– Sẵn sàng tấn công (Press the Attack):Kích hoạt tấn công của Irelia với các đòn đánh thường. Ba đòn đánh thường liên tiếp trúng tướng địch bất kỳ sẽ tăng thêm 40 – 180 sát thương thích ứng và tăng sát thương chống chịu thêm 12% trong vòng 6 giây.

– Đắc thắng (Triumph): Hồi 12% HP đã mất và thêm 20 vàng sau khi hạ gục đối phương.

– Huyền Thoại: Tốc độ đánh (Legend: Alacrity): Tăng tốc độ xuất chiêu 3% và thêm 1,5% vỡi mỗi lần ra đòn đánh. Cộng dồn tổng cộng 10 lần và được cộng dồn khi đánh tướng, lính và quái rừng.

– Chốt chặn cuối cùng (Last Stand): Gây thêm 5% – 11% sát thương lên tướng nếu số HP của bạn còn dưới 60%. Ngoài ra sát thương tối đa nhận được tối đa là 30%.

– Giáp cốt (Bone plating): Giám 20 – 25 sát thương nhận được từ tướng định ở cấp 1 – 18 và 3 đòn đánh hoặc phép kế tiếp nhận được.

Lưu ý: Thời gian hồi chiều là 45 giây.

– Kén Tằm (Chrysalis): + 60 HP ở đầu trận và sau khi bị hạ gục 4 lần số máu đó sẽ đổi lấy 9 điểm SMC (sức mạnh chuẩn) hoặc 15 SMPT (Sức mạnh phép thuật).

Việc làm quen với bảng ngọc bổ trợ Irelia mùa 8 sẽ giúp người chơi Liên Minh Huyền Thoại làm quen hơn với vị tướng này ở mùa 8 và sử dụng thành thạo hơn để leo rank. Việc leo rank không chỉ cần một mà cần rất nhiều tướng, do đó người chơi Liên Minh Huyền Thoại phải tự mình tìm các cách build mới cho tướng của mình ở mỗi mùa giải mới ra mắt.

Lạm Bàn Về Phép Bổ Trợ Trong Liên Minh Huyền Thoại

Các phép bổ trợ ở chế độ chơi thường.

Các phép bổ trợ thường xuyên được sử dụng

Tốc Biến, Thiêu Đốt , Lá Chắn , Kiệt Sức , Trừng Phạt và Thanh Tẩy là nhóm các phép bổ trợ thường xuyên được sử dụng trong các trận đấu của Liên Minh Huyền Thoại. Lí do khiến sáu phép này trở nên phổ biến nằm ở những tác dụng mà nó mang đến cho người chơi khi so sánh với những phép bổ trợ còn lại. Tốc Biến với khả năng dịch chuyển tức thời luôn là một công cụ hữu hiệu trong bất kì hoàn cảnh nào, dù tấn công hay phòng thủ, dù truy đuổi hay rút lui… đây cũng là phép bổ trợ mà bất cứ vị tướng nào cũng phải có khi bước chân vào chiến trường.

Những phép còn lại ( Thiêu Đốt / Lá Chắn / Kiệt Sức /Trừng Phạt/Thanh Tẩy) phù hợp với mỗi vai trò khác nhau của người chơi (xạ thủ/pháp sư/hỗ trợ/đấu sĩ/đi rừng). Những lí thuyết này tương đối dễ hiểu nên chúng ta cũng không cần phân tích quá sâu.

Các phép bổ trợ đôi khi được sử dụng

Ở phần này, chúng ta sẽ nhắc đến Tăng Tốc, Hồi Sinh, Hồi Máu, Dịch Chuyển . Hãy bắt đầu với Hồi Máu, một kĩ năng mang lại tác dụng khá giống Lá Chắn nhưng lại có mật độ xuất hiện ít hơn hẳn. Về tổng thể, tác dụng mà Hồi Máu mang lại hoàn toàn vượt trội hơn so với Lá Chắn bởi phép bổ trợ này có thể tác dụng lên cả năm thành viên của đội đồng thời lượng máu được hồi lại cho mỗi thành viên là như nhau. Lí do chính khiến Hồi Máu không thể lấn át Lá Chắn là khi xét trên phương diện cá nhân, Lá Chắn mang lại hiệu quả tức thời tốt hơn cùng một lí do cực kì quan trọng: lượng giáp hồi lại không chịu ảnh hưởng của trạng thái Vết Thương Sâu trong khi lượng máu hồi lại bị giảm đi 50%.

Trên lí thuyết, Hồi Máu sẽ nhỉnh hơn Lá Chắn khi đội hình đối phương không có phép Thiêu Đốt hoặc những vị tướng có khả năng gây trạng thái nói trên (Tristana, Miss Fortune, Fizz…) tuy nhiên, Vết Thương Sâu cũng có thể được tạo ra bởi hai trang bị Gươm Đồ Tể và Sách Quỷ Morello. Điều này có nghĩa các đội luôn có cách đối phó với hiệu ứng Hồi Máu và trong đa số các tình huống, Lá Chắn sẽ được lựa chọn.

Hồi Sinh, Tăng Tốc và Dịch Chuyển lại là một câu chuyện khác. Ba phép bổ trợ này có một điểm chung, đó là yêu cầu những tình huống/vị tướng nhất định để có thể trở nên đặc biệt hữu dụng. Tăng Tốc tỏ ra nhỉnh hơn so với Tốc Biến khi chúng ta cần chạy đua với đối phương trong một khoảng thời gian tương đối, tuy nhiên nếu như trong cuộc đùa xuất hiện những chướng ngại vật – cụ thể là những địa hình phức tạp – thì Tốc Biến hoàn toàn ăn dứt Tăng Tốc.

Vì yếu tố bất ngờ này, Tăng Tốc và Tốc Biến có thể được xếp vào hai thể loại khác nhau: một biến bạn thành ma tốc độ, truy đuổi đối phương không ngừng nghỉ; một biến bạn thành những “jumper” trong bộ phim cùng tên, có thể dịch chuyển tức thời trong những tình huống cần thiết. Tốc Biến luôn được xếp trên Tăng Tốc một bậc cũng vì khả năng dịch chuyển qua những địa hình phức tạp như đã nói ở trên.

Dịch Chuyển thường được sử dụng trong hai trường hợp: khi đối phương có những vị tướng cơ động như Nocturne, Twisted Fate, Pantheon… hoặc khi chúng ta có thể xoay sở mà không cần Thiêu Đốt/Kiệt Sức đồng thời muốn hỗ trợ đồng đội khi nguy cấp. Những vị tướng thường sử dụng Dịch Chuyển vì không cần đến Thiêu Đốt/Kiệt Sức thường là Shen, Karthus, Morgana…

Còn những tướng sử dụng Dịch Chuyển để hỗ trợ đồng đội thường là Orianna, Ahri… đặc biệt nhất, Karthus Hồi Sinh Dịch Chuyển do PhantomL0rd sáng chế là một lối chơi cực kì đặc biệt, có khả năng biến mỗi giao tranh 5v5 nào thành 6v5 khi có cả hai phép bổ trợ. Đây cũng là trường hợp duy nhất mà phép Hồi Sinh trở nên hữu dụng. Chúng ta hãy đến với phần cuối cùng.

Các phép bổ trợ không bao giờ được sử dụng

Trong meta- game hiện tại, Minh Mẫn và Thiên Lý Nhãn là hai phép bổ trợ không bao giờ xuất hiện trong cả các trận đấu thường chứ đừng nói gì đến các giải đấu. Ngoại trừ Minh Mẫn vẫn bị người chơi ruồng rẫy dù Riot Games đã cố gắng gia tăng sức mạnh của phép bổ trợ này, Thiên Lý Nhãn lại trở nên không hợp thời do lối chơi của bộ đôi xạ thủ – hỗ trợ đã thay đổi rất nhiều. Trước đây, vai trò của những tướng hỗ trợ chỉ dừng lại ở phục hồi cho xạ thủ và kiểm soát tầm nhìn, đồng nghĩa với việc Thiên Lý Nhãn luôn chiếm một suất trong bộ phép bổ trợ của các tướng này. Giờ đây, lối chơi hổ báo ở đường dưới lên ngôi khiến các tướng hỗ trợ phải trang bị cho mình những phép bổ trợ có khả năng chiến đấu, thường thấy là Kiệt Sức/Thiêu Đốt bởi xạ thủ đã phải tự bảo vệ mình bằng Lá Chắn/Thanh Tẩy.

Nếu so sánh giữa việc mất đi tầm nhìn ở một khu vực bất kì trong vài giây so với việc phải chơi một cách thụ động vì không có đủ phép bổ trợ giao tranh, chắc chắn bất kì người chơi nào cũng có thể tự phân tích thiệt hơn. Để có thể mang hai phép bổ trợ này vào lại những trận đấu đỉnh cao, Riot Games cần một chút chỉnh sửa nhằm mang đến người chơi những lợi ích thiết thực hơn. Ví dụ như sửa Minh Mẫn thành hồi cả máu lẫn năng lượng (nhưng bị giảm đi) hoặc sử dụng Thiên Lý Nhãn sẽ cho phép soi cả lượng vàng lẫn thời gian hồi các kĩ năng của những mục tiêu đi nhìn thấy.

Theo VNE

Điểm khác biệt giữa người chơi giỏi và kém trong Liên Minh Huyền Thoại

Đầu tiên, phải nói đến suy nghĩ vốn có của người chơi Liên Minh Huyền Thoại trình độ thấp, đó là họ không nhận ra điểm yếu của bản thân. Chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh và đồng đội thay vì cố gắng nâng cao trình độ, những người chơi ở trình độ thấp sẽ mãi bị kẹt lại ở đó.

Trong đoạn phim, tác giả đã chỉ ra một số đặc điểm chung của những người chơi trình độ thấp, ví dụ như không có một cái nhìn tổng quan trong một trận đấu chuyên nghiệp, ảo tưởng về khả năng bản thân và mắc quá nhiều cùng một sai lầm.

Nắm bắt thời cơ tiêu diệt đối phương, giành lợi thế.

Vậy một tuyển thủ chuyên nghiệp khác biệt như thế nào? Họ nắm được hầu như tất cả các yếu tố nhỏ nhất của một trận đấu: thời gian hồi kĩ năng và phép bổ trợ của cả đồng đội lẫn đối phương, đọc được nhịp độ trận đấu và có những kế sách khôn ngoan.

Hướng dẫn đầu tiên của tác giả: cố gắng nắm được thời gian hồi chiêu của phép bổ trợ của mình và đối phương, vì trong Liên Minh Huyền Thoại, có nhiều phép bổ trợ sẽ giúp bạn lật ngược tình thế, hoặc sống sót như Tốc Biến.

Thiêu Đốt và Tốc Biến là hai phép bổ trợ rất phổ biến.

Theo VNE

Những trò tiểu xảo ranh mãnh trong Liên Minh Huyền Thoại Do đó, người chơi Liên Minh Huyền Thoại hoàn toàn phải tương tác với cả đối phương lẫn đồng đội. Nắm bắt được tâm lý của người chơi để đưa ra các pha xử lý mang tính chiến thuật ấn tượng là điều mà những game thủ Liên…

Giới Thiệu 1 Số Cách Tăng Bảng Bổ Trợ Mới Trong Liên Minh Huyền Thoại (Phần Cuối)

Tiếp tục đến với bảng bổ trợ dành cho vị trí đi rừng, đường trên và hỗ trợ Liên Minh Huyền Thoại.

Đường trên

Ở vị trí đường trên Liên Minh Huyền Thoại , cách phân bố điểm 14/13/3 hoặc 14/16/0 chắc chắn sẽ không thể sử dụng bởi các điểm xuyên kháng phép và xuyên giáp đã được đưa lên gần cuối nhánh Công. Lúc này, 9/21/0 sẽ là lựa chọn hợp lí dù bạn lựa chọn tướng đấu sĩ hay tướng đỡ đòn ở đường trên.

Bảng bổ trợ 9/21/0 cho các vị tướng đường trên.

Giải thích: 9 điểm ở nhánh Công gia tăng khả năng gây sát thương cũng như ăn lính trong những trường hợp bị dồn vào trụ. Các tướng đấu sĩ/đỡ đòn vẫn cần phải tấn công đối phương cũng như tạo được nguy hiểm trong các pha giao tranh mới có thể thu hút kẻ địch tấn công nên việc giành 9 điểm vào nhánh này là tương đối cần thiết.

Ở nhánh Thủ, ngoài những chỉ số phòng thủ cơ bản thì chúng ta lấy thêm khả năng phục hồi từ Bền Bỉ, lựa chọn Giáp Cường Hóa thay cho Nhanh Nhẹn và bỏ qua điểm Khiên Cổ Ngữ. Về cuối trận, khả năng chí mạng từ các xạ thủ luôn rất đáng sợ nên Giáp Cường Hóa sẽ tỏ ra hiệu quả hơn so với Nhanh Nhẹn, đặc biệt là khi chúng ta có thể cộng dồn khả năng kháng hiệu ứng từ điểm Thần Hộ Mệnh Huyền Thoại với các trang bị như Phong Kiếm hay Giày Thủy Ngân. Khiên Cổ Ngữ cũng được bỏ qua vì tác dụng mà điểm này mang lại không thực sự thú vị.

Với những tướng đấu sĩ/đỡ đòn gây sát thương phép thuật, ví dụ như Elise hay Vladimir. Hãy thay 9 điểm ở nhánh Công thành tăng sức mạnh phép thuật để phù hợp với loại sát thương gây ra.

Nếu sử dụng Jax hay Akali ở vị trí này, các bạn có thể tham khảo bảng bổ trợ 16/14/0, mang lại cả khả năng tấn công lẫn phòng thủ. Ở nhánh Công, chúng ta sẽ kết hợp Pháp Vũ/Vũ Pháp Đồng Hành để mang lại 3% sát thương gia tăng, tương đương với điểm Tàn Phá trong khi ở nhánh Thủ, chúng ta vẫn có đủ điểm để cải thiện lượng giáp và kháng phép.

Bảng bổ trợ cho Jax/Akali.

Ngoài ra, còn 1 lựa chọn khá đặc biệt ở đường trên là Riven (cũng có khi được sử dụng ở đường giữa). Đây là 1 vị tướng chỉ cần tập trung vào khả năng tấn công và đồng thời có thể tận dụng sự kết hợp của Pháp Vũ/Vũ Pháp Đồng Hành nhờ khả năng đánh tay và tung kĩ năng liên tục. Bảng bổ trợ cho Riven sẽ như sau:

Bảng bổ trợ cho Riven.

Đi rừng

Ở vị trí đi rừng, việc dành 21 điểm vào nhánh Thủ để đảm bảo lượng máu an toàn cũng như hạn chế số lần về nhà là tương đối cần thiết. 9 điểm còn lại có thể được cộng vào nhánh Công hoặc Đa dụng tùy nhu cầu. Tác giả xin giới thiệu 2 cách tăng bảng bổ trợ cho các tướng đi rừng.

Bảng bổ trợ đi rửng 1.

Bảng bổ trợ đi rừng 2.

Hỗ trợ

Nhánh Đa dụng của các tướng hỗ trợ.

9 điểm còn lại các bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 nhánh Công hoặc Thủ tùy theo lối chơi và vị tướng được sử dụng.

9 điểm nhánh Công.

9 điểm nhánh Thủ.

​Theo VNE

Shyvana – Sự trở lại của một đấu sĩ đường trên LMHT Với bộ kĩ năng được sửa lại của mình, Shyvana đã dần được xuất hiện lại trong các trận đấu xếp hạng cũng như các giải đấu LMHT. Tuy nhiên, thay vì được sử dụng ở vị trí đi rừng như trước kia, lúc này Long Nữ lại…