Xem Nhiều 6/2023 #️ Tính Năng Report Của Dota 2 Có Đang Thực Sự Hoạt Động Tốt Hay Không? # Top 15 Trend | Trucbachconcert.com

Xem Nhiều 6/2023 # Tính Năng Report Của Dota 2 Có Đang Thực Sự Hoạt Động Tốt Hay Không? # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tính Năng Report Của Dota 2 Có Đang Thực Sự Hoạt Động Tốt Hay Không? mới nhất trên website Trucbachconcert.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kcibur – 18:07, 08/10/2019

Tính năng Report của Dota 2 đã có mặt từ những ngày đầu tiên mà tựa game ra mắt và cho đến nay vẫn hoạt động khá hiệu quả. Nhưng bên cạnh sự hiệu quả đó là một vấn đề nhức nhối khi tính năng này đang bị lợi dụng bởi những kẻ có đạo đức kém, khiến cho nhiều người rơi vào cảnh lầm than.

Report là cụm từ quá đỗi quen thuộc với tất cả những người chơi Dota 2. Về cơ bản, đó là một chức năng giúp người chơi tố cáo những player khác vì những hành vi xấu trong game như trash talk, feeder, gây rối cho đồng đội, … Những người bị Report sẽ bị ảnh hưởng đến điểm Behaviour Score, hay còn gọi là điểm hành vi. Điểm hành vi này là số điểm đánh giá xem người chơi đó là một con người như thế nào khi chơi game. Behaviour Score càng thấp đồng nghĩa với việc đạo đức chơi game càng kém và ngược lại.

Khi Behaviour Score hiển thị màu xanh lá cây, đó có nghĩa là bạn có một đạo đức chơi game đáng được hoan nghênh

Cho đến nay có thể nói rằng Valve đã làm khá tốt công việc ngăn ngừa những người chơi xấu, những player có những hành vi không tốt khi hình phạt có thể là đánh 3 – 5 trận Low Priority, cấm find trận 6 tháng hoặc nặng nhất là nói lời tạm biệt với Dota 2 trong vòng 19 năm. Đặc biệt là ở đợt Update mùa Rank mới vừa qua, vấn nạn cày thuê, script user, bug abuse đã được ngăn chặn triệt để sau một thời gian “nổi như cồn” ở thời điểm cuối của mùa Rank trước.

Bug Abuse, Script, Hack Users đã tạo một thời kì hỗn loạn ở Dota 2 vào khoảng hơn 1 tháng trước

Nhưng không có gì là hoàn hảo, và mọi thứ đều có mặt trái của nó. Một tính năng được phục vụ cho mục đích tốt đẹp cũng có thể bị kẻ gian lợi dụng, và đó là trường hợp của tính năng Report. Bản Update gần nhất đã nâng cao tầm quan trọng của điểm hành vi – thứ tiên quyết việc bạn là con người tốt hay xấu khi chơi game. Điểm số này sẽ được tính dựa trên những thống kê về Report, Commend và số trận bạn rời game trái phép. Nếu hệ thống thấy bạn có một số điểm Behaviour Score thấp ở mức đáng cảnh báo, bạn nên chuẩn bị tinh thần lập tài khoản mới vì account đó sắp được tặng thưởng một chuyến du lịch dài ngày rời xa Dota 2 với thời hạn 6 tháng đến 19 năm.

Để số điểm Behaviour Score thấp đến mức mà bạn phải lãnh án phạt này, bạn phải Abbadon rất nhiều game đấu và nhận rất nhiều Report. Và đây chính là điểm yếu chí mạng của tính năng này. Bạn chỉ cần bị nhận Report, không biết vì lí do gì, dù đúng hay sai, bạn đều sẽ bị trừ điểm Behaviour Score.

Khi chiến thắng, những cái chết của bạn thật ý nghĩa. Nhưng khi thua cuộc, bạn sẽ bị Report vì tội feed

Rất nhiều những tố cáo về việc bạn đã “nói bậy” được những player khác gửi đến cho hệ thống đạo đức của game mặc dù bạn thậm chí không nói một câu gì trong game. Bạn pick Ancient Apparition đi Support và bạn bị tố cáo là đánh sai Role. Bạn pick Techies lúc 12 giờ đêm, bạn ăn 4 Report, và thật sự bạn rất xứng đáng bị như vậy chứ không phải bị oan đâu. Đó là rất nhiều minh chứng cho việc hệ thống này đang bị lợi dụng một cách thiếu suy nghĩ bởi những game thủ có ý thức kém. Đến một lúc nào đó, điểm Behaviour Score của bạn sẽ chạm đến mức cảnh báo bởi những màn tố cáo oan uổng này rồi hậu quả là tạm biệt Dota 2.

Đôi khi bạn sẽ bị dính phải những tố cáo vô cùng khó hiểu chỉ vì game đấu đó team của bạn đã thua

Trên Reddit đã xuất hiện rất nhiều những bài viết than vãn của cộng đồng Dota 2 về việc hệ thống Report đang bị lợi dụng như thế nào. Mong rằng những lời kêu khóc của những game thủ Dota 2 này sẽ đến tai của Valve và nhà sản xuất của tựa game này sẽ nhanh chóng có những sửa đổi để không còn những người chơi phải chịu cảnh 19 năm tù đày một cách oan uổng trong tương lai.

Nếu một sáng tỉnh dậy, bạn nhìn thấy dòng chữ này thì tốt nhất là hãy xóa Dota 2 và cài lại sau 19 năm nữa

#GameTV #GameTVShop #GameTVPlus #GTVPlayer

Liệu Hệ Thống Report Của Dota Có Đang Trừng Phạt Đúng Người?

Hệ thống report trong Dota 2 được dùng để báo cáo người chơi vì bốn nguyên nhân khác nhau: lạm dụng chat, cố tình lạm dụng bộ chiêu, cố tình feed, và mới đây nhất, không chơi đúng vai trò đã chọn.

Người chơi chỉ bị report nếu họ hành xử tệ hại trong trận đấu, chứ không phải do họ chơi kém. Nhìn chung, nếu các tuyển thủ chuyên nghiệp có lúc cũng chơi kém, thì tất cả chúng ta cũng vậy – dù cho có giỏi đến mấy đi nữa.

Nhưng hệ thống hiện tại đang bị người dùng sử dụng sai. Ở một số trường hợp, hệ thống report Dota đã bị lợi dụng để report việc chơi kém, thay vì report người chơi toxic. Người chơi bị report quá nhiều có thể dẫn đến bị trừng phạt, như phải tham gia matchmaking low-priority hay bị cấm chat trong game.

Ví dụ, một người chơi Techies bị nhận rất nhiều report so với người chơi khác. Hiển nhiên ai cũng hiểu vấn đề của Techies, nhưng đây là hero được quyền chọn trong game, và mọi người có thể chọn hero này. Có rất nhiều cách để chơi Dota 2 và đội hình hero rất đa dạng: từ đốt mana, buộc bạn tấn công đồng đội, cho đến cấm hero sử dụng skill hoặc item trong 16 giây. Thật sự không có gì sai với việc thích và chơi hero đó.

Hệ thống report đã xuất hiện kể từ khi Dota 2 ra mắt và nó có lẽ sẽ không thay đổi nhiều. Nó là công cụ tốt khi dùng để lên án những hành vi sai trái của người chơi và hành vi của bạn đóng vai trò rất lớn trong chất lượng của trận đấu.

Vậy nên, Valve có thể sửa hệ thống report để nó ít trừng phạt nhầm người chơi vô tội hơn không? Tuy không có cách tiếp cận trực tiếp để khắc phục vấn đề này, nhưng có rất nhiều cách để giảm tác động của hệ thống report.

Ví dụ, khi người chơi report những người khác chỉ vì họ chơi đúng những hero nhất định, hành vi của người report thường là thường xuyên, tái diễn. Với những người này, report sai có thể bị đánh dấu lên tài khoản và có thể không tính.

Số lượng report có thể thay đổi theo mức độ, tùy thuộc vào hoạt động cũng như hành vi report của người chơi trong quá khứ. Những ai liên tục sử dụng sai hệ thống report có thể bị trừ điểm, để họ không còn lạm dụng nữa.

Có một giải pháp mà Valve có thể học hỏi từ các game khác. Chẳng hạn như hệ thống Overwatch trong CSGO dành cho người chơi lâu năm, để họ kiểm tra replay của những người chơi bị nghi ngờ gian lận hoặc hack. Hệ thống này có thể áp dụng trong Dota 2 cũng vì mục đích đó, bên cạnh đó còn xác nhận xem lý do report có đúng không.

Hệ thống Overwatch của CSGO

Những trường hợp đó khá hiếm. Việc bạn chơi kém hay chọn hero dị lại phải trả giá bằng việc bị report. Tuy nhiên, Dota 2 là game mà bất kỳ thứ gì cũng có thể đem lại thành công. Đó là cách mà game cũng như đấu trường chuyên nghiệp luôn đổi mới torng những năm qua.

Valve cần phải tích cực hơn trong việc ban người chơi và tài khoản vi phạm, nhưng họ đồng thời cần phải cẩn thận để không ảnh hưởng đến những người chơi vô tội. Hệ thống report này cần được sử dụng đúng đắn để ngăn chặn những hành vi sai lệch.

Liên Quân Mobile: Tính Năng Tố Cáo Hoạt Động Không Hiệu Quả Và Thiếu Chính Xác

Những hành vi sai trái trong Liên Quân Mobile có thể kể ra như: cố tình feed mạng, “troll game”, thóa mạ người khác – ngôn từ đả kích, diễn sâu,… và nhất là AFK (thoát trận giữa chừng). Đội ngũ phát triển Arena of Valor thuộc Tencent Games đã không ngừng điều chỉnh để tính năng tố cáo trong game hoạt động thực hiệu quả và chính xác. Tuy nhiên, sau nhiều bản cập nhật từ lớn tới nhỏ thì tính năng có mục đích chống “tội phạm” này vẫn không làm hài lòng đại đa số người chơi. Dù cách đây không lâu, chính nhà phát hành Liên Quân Mobile đã khẳng định: “Người chơi cố tình AFK trong thời gian dài có thể bị trừ tới 20 điểm uy tín.”

Điểm uy tín là loại điểm quyết định người chơi Liên Quân Mobile sẽ được trải nghiệm game ở mức độ nào. Dưới 90 điểm thì họ không được đấu hạng, dưới 80 điểm thì họ chỉ còn đường chơi với máy (PvC). Việc trừ điểm uy tín là hình thức xử phạt bị cộng đồng đánh giá là khá nhẹ nhàng. Thậm chí, việc trừ điểm uy tín có chính xác hay không cũng là điều đáng bàn. Trên thực tế, sau quá trình trải nghiệm phiên bản Đấu Nhân Bản (1.25) ở nhiều server Arena of Valor, tác giả bài viết có thể khẳng định một điều đó là tính năng tố cáo hoạt động không hiệu quả và thiếu chính xác.

Tính năng tố cáo hoạt động thiếu chính xác trong việc trừ điểm uy tín của người chơi. Cụ thể hơn, số điểm uy tín mà game thủ có hành vi sai trái bị trừ không đúng so với thông báo phản hổi của hệ thống. (Ví dụ như hệ thống phản hồi là đã trừ 8 – 10 điểm uy tín của người chơi X, thì sau 15 – 30 phút kiểm tra lại thông tin điểm uy tín của người chơi X, kết quả cho thấy người này chỉ bị trừ từ 4 – 6 điểm mà thôi.) Thậm chí có trường hợp, hệ thống tuyên bố trừ 12 điểm của người chơi Y thì đáng nhẽ người này không thể đấu hạng (thang điểm uy tín là 100, dưới 90 điểm không thể đấu hạng), ấy vậy mà người đó vẫn chơi đấu hạng được ngay trận kế tiếp.

Với hình thức trừ điểm uy tín của người chơi có hành vi sai trái khá thiếu chính xác thì game thủ Liên Quân Mobile chơi đẹp cũng không nền kỳ vọng gì quá nhiều. Có lẽ, họ nên hạn chế đi rank đơn mà hãy gia nhập Clan để có nhiều bạn bè và leo rank 3 – 5 người thường xuyên.

Mmr Trong Dota 2 Liệu Có Còn Ý Nghĩa Hay Không?

Trong cuộc phỏng vấn này, chúng tôi đã đặt ra một câu hỏi cho chàng trai Jordan về việc liệu tồn tại hay không ý nghĩa của MMR đối với một game thủ chuyên nghiệp, và thật bất ngờ khi -Miracle đã đưa ra quan điểm rằng, MMR có ảnh hưởng rất hơn, trái ngược hoàn toàn với quan điểm của Dendi.

Câu trả lời đầy đủ của -Miracle là: “MMR có ý nghĩa rất lớn. Nếu bạn muốn chiến thắng, bạn phải tryhard nhất có thể. Và bạn chơi càng nhiều, bạn sẽ càng chơi tốt hơn và hiểu về game hơn. Tôi muốn trở thành người giỏi nhất, và tại đỉnh cao của mình – tôi vẫn đang tiếp tục đánh Rank”.

Đầu tiên phải kể đến trường hợp của Mason, chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ chàng trai được chọn làm người thay thế cho Fear tại giai đoạn The International 4 vì lý do chấn thương chứ? Vào thời diểm đó, Mason “mason” Venne mới chỉ có mức MMR là 4800, tức là thấp hơn cả một gosu Việt Nam thời bấy giờ là KuA (6k MMR), tuy nhiên anh vẫn được ppd tin tưởng do đã có thành tích khá tốt tại các giải inhouse của NA thời bấy giờ.

Có thể thấy, cho dù không có mức MMR cao, nhưng mason vẫn cùng với EG đạt được hạng 3 của The International 4, thời điểm mà Dota 2 Trung Quốc đang lên ngôi với đội hình huyền thoại DK hay một VG đúng điểm rơi phong đội, Newbee đầy tham vọng và mạnh mẽ (sau này trở thành nhà vô địch).

Tiếp theo, -Miralce có đề cập tới trong bài phỏng vấn của mình rằng ‘bạn chơi càng nhiều, bạn sẽ càng hiểu biết về game hơn’.

Câu nói này của anh không sai nhưng cũng không chính xác toàn phần, bởi lẽ, tương tự với ví dụ về mason, anh này nổi lên từ các giải đấu inhouse, hay nói cách khác, nếu ppd là một người dựa vào MMR để tuyển chọn thì anh đã không chọn mason rồi.

Nhưng đó là vào thời điểm The International 4, vào thời điểm hiện tại, có rất nhiều gosu ‘đã được lựa chọn’ dựa vào mức MMR mà mình đạt được, đó là Aliwi “w33” Omar, người chơi đi mid cho Digital Chaos (một trong những 8k đầu tiên trên thế giới).

Cụ thể, trong một bài phỏng vấn trước đây của w33 có câu hỏi:

Hiện tại anh đang dẫn đầu bảng xếp hạng MMR ở khu vực EU, điều đó có thực sự ý nghĩa và quan trọng với anh không khi mà hầu hết các Gosu khác dành phần lớn thời gian luyện tập cùng team thay vì try hard cầy rank như anh? W33: Đứng đầu top MMR ở EU là thử thách cá nhân tôi dành cho mình. Để trở thành game thủ chuyên nghiệp một cách nhanh nhất chỉ có một cách là để người khác chú ý đến mình. Đạt được thành tựu này không thực sự quá quan trọng đối với tôi bởi đó chỉ là những con số. Điều đó không nói lên bạn giỏi hơn người khác mà chỉ nói rằng bạn chăm chỉ hơn. Dota chuyên nghiệp là game đồng đội nơi mà bạn tin tưởng và phối hợp nhuần nhuyễn với nhau chứ không phải trình diễn khả năng gánh 4 cục tạ trong team.

Có thể thấy, chính w33 cũng thừa nhận rằng, nếu anh không có được MMR cao, thì khó lòng có thể chen chân vào các team chuyên nghiệp được. Tuy nhiên, w33ha cũng cho rằng, việc có được lượng MMR cao hơn người khác, chỉ thể hiện rằng bạn chăm chỉ hơn chứ không có nghĩa bạn có trình độ cao hơn người thấp hơn, mặt khác, trong khi thi đấu chuyên nghiệp, anh đề cao sự phối hợp nhiều hơn là thể hiện trình độ cá nhân.

(ảnh mang tính chất đại diện cho MVP.P) Q: Câu hỏi cuối: Điểm yếu của các bạn là thường chậm thích nghi với patch mới, trước Manila Major và TI6 thì khả năng có patch mới là rất cao. Các bạn nghĩ mình sẽ thích nghi được chứ?

Forev: Bây giờ thì chúng tôi tự tin, sau khoảng 1 tuần luyện tập rank, mọi thứ đã rõ ràng hơn nhiều

Kết luận

Sau rất nhiều các ví dụ trải dài qua năm tháng phát triển của Dota 2, theo cá nhân quan điểm của người viết, MMR có ý nghĩa hay không phụ thuộc rất lớn vào bản thân bạn.

Bởi khi đánh Rank bạn có nhiều sự lựa chọn, đa số những người muốn ‘cày rank’ nhiều hơn là ‘chơi rank’ thì họ sẽ có xu hướng chỉ chơi 1 vài hero cố định theo meta (Alchemist, Meepo, Timbersaw, Riki,…).

Trong khi đó Dota nổi tiếng với lượng hero lên tới 111, mỗi một trận đấu sẽ cho bạn một cảm nhận khác nhau, cho dù cùng là một con hero, mỗi hành động mỗi thời điểm sẽ tạo ra sự khác biệt.

Chính vì vậy, để hiểu sâu và rõ hơn về game, bạn không chỉ đơn thuần là luyện tập game mà thay vào đó là luyện tập tư duy và đôi khi, thắng hay thua của một trận đấu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (cá mập cắn cáp, nhà mạng ‘thích thì bóp’ băng thông, bố mẹ gank, quán net mất điện, Pinoy, Vietnoy, Thainoy,…).

Tuy nhiên, cũng không vì thế mà chúng nó ta nói MMR không quan trọng, như w33ha nói, MMR chính là điểm số cho kết quả tryhard và sự thay đổi trong tư tưởng của mỗi con người.

Hàng ngày, trong các cộng đồng Dota 2 có hàng loạt những bài ‘khóc lóc’ đồng đội, mỗi lần như vậy, thay vì khóc lóc, chúng ta hãy thử download replay về và quan sát xem ta sai ở đâu và có thể làm gì tốt hơn, đấy mới chính là mục đích của MMR mà theo tôi cũng chính là mục đích mà -Miracle gửi gắm.

Thứ mà anh chàng người Jordan này gửi gắm, mặc dù ngôn từ có vẻ khác nhau nhưng cũng cùng một ý nghĩa với Dendi, một người có MMR cao chưa chắc đã hiểu rõ về game nhưng một người hiểu rõ về game (cách thứ di chuyển, đọc di chuyển, chơi tốt hero, linh động, ra vào combat tốt,…) sẽ không thể là một người có MMR tồi được.

Bạn đang xem bài viết Tính Năng Report Của Dota 2 Có Đang Thực Sự Hoạt Động Tốt Hay Không? trên website Trucbachconcert.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!