Cập nhật thông tin chi tiết về Dota 2: Siêu Nhân Anti Mage Đang Dần Trở Lại Sau Một Thời Gian Dài Vắng Bóng mới nhất trên website Trucbachconcert.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tuy 2-1-2 vẫn là meta chủ đạo nhưng lối chơi cũng như tư duy về game của các player có phần thay đổi khi họ không đặt nặng vào việc pick các hero đi lane mạnh, có thể tham lam hơn một chút khi sử dụng các Carry yếu một chút ở giai đoạn đầu nhưng mạnh mẽ ở giai đoạn sau như Spectre hay Anti Mage.
Điển hình là sau khi OG lên ngôi tại TI8 với lối chơi xung quanh Spectre của Ana người ta mới nhận ra rằng đi đường mạnh là một chuyện, di chuyển ở midgame và trừng phạt sai lầm đối thủ lại là câu chuyện khác.
OG lên ngôi với Spectre Carry chứng tỏ các Carry yếu đầu game vẫn có đất diễn
Mặc dù là một lượt pick tham lam nhưng Anti Mage có một điểm mạnh đó là hero này xử lí các lượt pick tham lam của đối phương rất giỏi. Nên nhớ rằng giờ đây pos1 sẽ là hero đi mid và 2 hero Core ở lane cánh sẽ có vai trò ngang nhau, chính vì thế mà người chơi Offlane hay đi Mid thường rất hay pick các hero farm rất nhiều, hơi yếu trong khoảng vài level đầu và đó là thời điểm cho AntiMage tỏa sáng, không bị áp lực quá nặng và có thể trừng phạt đối thủ sau này.
Anti Mage đi lane yếu nhưng không tới mức tệ
Việc AM đi lane yếu là điều ai cũng biết, tuy nhiên hero này không phải là dạng hero tệ hại ở giai đoạn đi đường, đúng là trong meta trilane đối đầu nhau AM không đóng góp gì nhưng ở thời điểm này Anti Mage đi đường tốt hơn khá nhiều. Anti Mage trade hit rất tốt với các hero kết hợp giữa đòn đánh tay và skill khi có thể burn mana của các hero này.
Khi đi lane thì Anti Mage không bị thiệt về khoản mana , chính vì khả năng trade hit khá có lợi này mà AM buộc đối thủ phải tốn vàng vào các trang bị hồi phục để có thể tiếp tục gây áp lực trong khi đó AM thì không. Tuy khả năng đi đường tốt hơn khá nhiều nhưng chung quy lại AM vẫn không mạnh mẽ gì ở giai đoạn đầu, các player nên trade hit khi có lợi và chơi an toàn để tránh bị giết một cách đáng tiếc.
Anti Mage đối đấu với các hero meta rất tốt
AM rất mạnh khi đối đầu với các hero Intel hay các hero sử dụng mana nhiều, nếu họ chọn vị trí đứng không tốt thì đôi khi cả đội hình của bạn sẽ bay mất nửa cây máu chỉ bằng 1 chiêu cuối của Anti Mage trong khi khả năng đánh tay với mana break sẽ triệt tiêu mana của bạn.
Hãy nhìn lại các hero mạnh ở meta hiện tại đó là Necrophos, Storm Spirit, Invoker, Zeus đều nằm trong top 15 hero được chơi nhiều nhất, chưa kể Grimstroke hay Silencer ở vị trí Support, đây đều là những hero cực kì tham lam và Anti Mage xử lí các hero này rất tốt. Với lượt pick AM thì bạn đã ép đối phương không được chơi hero ưa thích hoặc sẽ bị counter cực mạnh nếu cố tình lựa chọn.
Ai cũng biết rằng Battle Fury và Manta Style là 2 item đầu tiên của AM, tuy nhiên để có thể sống sót qua giai đoạn đi đường, bạn nên có các trang bị cơ bản như Power Tread, một chiếc Ring of Health càng sớm càng tốt. Một vài player chọn Ring of Aquila nhưng đó là không cần thiết với một hero không dùng nhiều mana như AM.
Đây là cách lên đồ mà những player cầm Anti Mage đẳng cấp nhất như Burning, Arteezy đều thực hiện nên không dại gì mà thay đổi nó cả. Battle Fury không đơn thuần là công cụ farm, nó là công cụ giúp cho bạn vượt qua các hero tham lam của đối phương và trừng phạt chúng khi không đủ áp lực lên Anti Mage. Lối cộng talent của AM cũng không có gì quá đặc biệt khi mà tập trung vào khả năng tăng tốc độ farm là chính mà thôi, mọi thứ còn lại thì sẽ được bù đắp bằng những món trang bị đắt giá.
Kết
Anti Mage vẫn là một hero mạnh từ trước tới giờ nhưng hero này cần khả năng xử lí tinh tế của người chơi mà độ ăn ý với những người đồng đội trong cả lối di chuyển cũng như đánh nhau đầu trận. Anti Mage rất hợp trong những trận đánh rank party khi mà bạn và những người bạn hiểu nhau có thể triển khai lối chơi cùng hero này tốt nhất để dành lấy chiến thắng.
Dota 2: Spectre Và Medusa, Sự Trở Lại Của 2 Hard Carry Vang Bóng Một Thời
Đã từ lâu trên các diễn đàn DOTA 2 thế giới, người ta vẫn bàn tán xem hero nào carry khỏe nhất, có khả năng 1 cân 5 tốt nhất game. Năm tháng trôi qua, meta thay đổi nhiều và làm ảnh hưởng không ít tới cách nghĩ của game thủ về “hard carry”.
Với sự phát triển của các item hỗ trợ teamfight và sự xuất hiện Buyback cooldown, câu hỏi được đặt ra là “Liệu các hero này còn chỗ đứng trong DOTA 2 hiện nay không?” Và Spectre và Medusa chính là hai minh chứng điển hình cho câu trả lời “Có, chắc chắn là có ở 6.86”.
1. Medusa
Đã từ rất lâu rồi Medusa không có cơ hội xuất hiện trong đấu trường DOTA 2 chuyên nghiệp. Không chỉ vì những lý do nêu trên mà còn vì sự thống trị của Quas/Wex Invoker. Mặt khác, trong những game public, nữ quỷ đang trở thành một trong những ranged carry tốt nhất, với win rate tăng 4%, lên mức 55,36%.
Medusa dường như không bị ảnh hưởng gì nhiều sau khi cả map (bao gồm camp creep rừng) bị thay đổi. Ngược lại, Gorgon lại tỏ ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết sau 7 patch được buff liên tiếp mà không có nerf nào ảnh hưởng đến nàng dù là trực tiếp hay gián tiếp.
Nhìn chung, Medusa là một siêu anh hùng mang tính chất “tình huống” và nên được lựa chọn cho last pick. Ở mỗi vị trí luôn có các hard counter với Medusa nhưng nếu sử dụng đúng thời điểm, “nữ quỷ đầu rắn” có thể trở thành một Gyrocopter hay Luna với khả năng late/tank vượt trội hoàn toàn.
Lý do chính của có lẽ là do khả năng farm ở những phút đầu game của hero này thực sự tồi tệ. Ở một thế giới khi mà các bạn đồng trang lứa có thể dọn dẹp một stack creep khổng lồ 500 gold trong 2 nút bấm, Spectre dường như không có chỗ đứng trong cuộc đua những “kẻ sành farm”.
Khả năng control lane/ laning của Spectre tuy không thể gọi là xuất sắc nhưng bù lại cho khả năng sống sót khá tốt với skill Dagger đi xuyên địa hình và Dispersion phản damage. Vì những lý do trên, cô nàng cũng có khả năng tự lập khá tốt nếu không phải đối mặt với một offlane quá khỏe.
Tới khi có level 6, Spectre bắt đầu có những ảnh hưởng đến teamfight mạnh hơn đáng kể. Ultimate cho phép bóng ma này có mặt trong bất kì combat nào và dứt điểm các hero ít máu đối phương có ý định chạy trốn.
Những hay đổi gần đây của skill Dispersion, cùng với Vanguard đã tạo nên sự hài hòa trong lối chơi Spectre phòng thủ, hữu hiệu trong việc chống lại đội hình gank hung hăng. Vanguard, item từng bị “ném đá tả tơi” giờ lại là mảnh ghép không thể thiếu cho Crimson Guard, góp phần làm tăng độ cứng cáp của đồng đội trong AOE.
Diffusal Blade hay Radiance có thể được xem xét cân nhắc trong mỗi trường hợp cụ thể. Với giá cả phải chăng, chiếc “đồ long đao” này sẽ rất có ích nếu Spectre phải tham gia combat sớm hay khi team địch có các buff khó chịu cần loại bỏ. Ngược lại, nếu có thể tận dụng được khoảng trống, Radiance lại tỏ ra ưu việt hơn hẳn trong việc đẩy nhanh khả năng farm rùa bò của Spectre, đồng thời gây damage DPS dễ dàng làm loạn đội hình địch.
Kết
Nhìn chung, với Invoker bị nerf và sự mờ nhạt dần của Gyrocopter cùng Windranger, Spectre và Medusa rất dễ có cơ hội trở thành hero “cancer” tiếp theo trong meta hiện tại. Câu hỏi “Liệu trào lưu này có thể kéo theo sự phục sinh của các hard carry không?”
Có lẽ vẫn còn quá sớm để trả lời. Tuy vậy, đây có lẽ cũng là tín hiệu đáng mừng cho các fan hâm mộ “Chinese Doto” cùng chiến thuật nuôi rùa def highground nổi tiếng một thời của LGD.
Dota 2: Lí Giải Nguyên Nhân Các Hard Carry Đang Dần Biến Mất Khỏi Đấu Trường Chuyên Nghiệp
Hệ thống Talents là một bước đột phá của IceFrog áp dụng vào DOTA 2 khi nó làm cho phong cách chơi của các hero trở nên đa dạng, hay thậm chí là hồi sinh một hero bị bỏ xó nhờ nhận được những điểm Talents quá bá đạo. Điển hình là chúng ta có phong cách Lone Druid lên đồ cho “gấu bố” với những item tăng DPS chứ không phải lối chơi Midas + Radiance cho gấu con thường thấy hay dễ nhận ra nhất là Ember “khí tông” v.v
Các nhánh talents theo level 10-15-20-25 khiến cho các hero bình thường về cuối trận không có gì đặc biệt lắm nay bỗng dưng mạnh như một vị thần nhờ các nhánh talents khủng, và bài toán đặt ra cho các team chuyên nghiệp rằng tại sao phải mạo hiểm chọn một Hard Carry yếu đuối đầu trận trong khi có thể pick những hero khác mạnh sớm hơn mà late game vẫn khỏe nhờ Talents? Và rồi từ đó các Hard Carry biến mất dần dần để nhường chỗ cho các hero khác mạnh mẽ từ sớm gánh kèo.
Meta 2-1-2 truyền thống thì ai cũng hiểu nguyên nhân từ đâu rồi, tuy nhiên đáng lẽ ra các Hard Carry sẽ được bảo kê kĩ càng hơn và an toàn hơn nhờ việc các hero bám lane farm chứ không đi roam nhiều. Ấy vậy mà thực tế thì ngược lại, sự ra đời của một loạt các hero Offlane mạnh mẽ và áp đảo lane từ sớm đã dập tắt khả năng đi đường vốn đã yếu đuối của các Hard Carry.
Chúng ta thấy bộ đôi Wraith King – Dark Willow hoành hành tại TI8 vừa rồi không cho đối phương có cơ hội nào để thở tại Safe lane của chính mình, Enchantress, Batrider hay Weaver được đẩy xuống vị trí Offlane cùng với một Support bất kì nào hoàn toàn có thể làm chủ Offlane và đẩy bay trụ 1 safe lane đối phương cực kì sớm. Với meta Offlane như vậy, thật khó để Hard Carry có thể sống nổi chứ đừng nói tới chuyện farm có đồ sớm.
Trong một bài viết trước đây, chúng tôi đã giải thích cho độc giả về khái niệm lane chết, đại ý là lane chết thường là Safe lane của team bạn, lane này mang tới nhiều cái chết bất ngờ do khả năng backup của đồng đội khó hơn các lane khác do khoảng cách từ trụ cũng như Shrine là lớn hơn nhiều. Chính khái niệm này ra đời đã gần như đẩy các Hard Carry vào chỗ bị bỏ xó vì các team khai thác Lane chết quá tốt, họ đẩy một hero có khả năng đẩy lane và ăn trụ sớm đi Offlane và đẩy bay trụ 1 từ sớm, sau đó tiếp tục gây áp lực lên Carry đối phương không cho họ farm.
Một hero Carry có mạnh tới cỡ nào mà không có đồ, không có được lượng networth vượt trội so với team địch thì chỉ là một cục ta không hơn không kém. Chính vì để khắc phục điều này, các team chuyên nghiệp thường xuyên pick những hero mạnh ở giai đoạn đi đường, có khả năng combat sớm với một vài trang bị cơ bản mà vẫn đảm bảo sức mạnh về late chứ không đánh đổi quá nhiều lấy Hard Carry nữa.
Kết
Hard Carry vẫn là một lớp các vị tướng sở hữu sức mạnh khủng của DOTA 2, tuy nhiên có lẽ đây chưa phải là lúc họ comeback để đứng đầu meta như cách đây 4-5 năm. Với những động thái gần đây thì có lẽ meta TI8 sẽ tiếp tục diễn ra và các Hard Carry vẫn bị bỏ xó dài dài, có lẽ nếu bạn không phải là những player có kĩ năng và game sense thượng thừa như Ana hay Miracle thì thật khó để chơi những siêu nhân như Spectre hay Terroblade ở thời điểm này.
Dota 2: Queen Of Pain Quay Trở Lại Với Một Phong Cách Mới Cực Dị, Blade Mail
Queen of Pain bị lãng quên khá lâu trong đấu trường chuyên nghiệp khi mà hero này chỉ được pick 10 lần tại TI6 và 3 lần tại Boston Major. Vấn đề của Queen of Pain cũng khá giống với Zeus đó là hero này chỉ có một tác dụng duy nhất đó là gây damage, sự đa dụng là gần như không có trong bộ skill của hero này và điều đó quá là nguy hiểm trong đấu trường chuyên nghiệp. Tuy nhiên với phiên bản 7.00 thì mọi thứ đều có thể và vị Nữ hoàng đau đớn này đang dần trở lại với lối lên đồ mới Blade Mail – Octarine Core.
Blade Mail dành cho Queen lại một lối lên đồ tập trung vào việc hero này sở hữu talent level 25 là 70% spell lifesteal khi mà lượng sát thương phản lại từ Blade Mail cũng được tính là spell damage nên talent này cũng có tác dụng. Và khi kết hợp với Octarine Core thì con số này lên tới 95%, điều đó có nghĩa là bạn sẽ gần như không nhận sát thương trong khoảng 4,5s khi bật Blade Mail. Điều này làm cho Queen of Pain gần như trở nên bất tử khi hero này vốn là một hero cơ động khó giết.
Sau những item cơ bản đầu game thì cách lên đồ của Queen of Pain thường sẽ có hai hướng chính đó là tận dụng animation cực tốt của hero này để lên đồ theo hướng sát thương tay với Assault Cuirass và Monkey King Bar, hướng còn lại là theo hướng nuker với Aghanim’s Scepter.
Để tăng thêm tính đa dụng hay sống sót cho mình thì Scythe of Vyse, Orchid of Malevolence hay Black King Bar là những sự lựa chọn hợp lí dành cho hero này. Và dù bạn chọn theo hướng nào thì Blade Mail vẫn là một item sáng giá khi nó mang lại tác dụng quá lớn với cái giá 2200 vàng, đặc biệt nó còn tỏa sáng hơn nữa với Queen of Pain với cái talent level 25 cực kì bá đạo.
Kết
Phiên bản 7.00 đã thay đổi gần như toàn bộ trò chơi và mọi thứ đều có thể xảy ra ở phiên bản này. Đôi khi trong một trận đấu cụ thể, bạn là người cần phải lao vào trước trong combat, ép đối thủ bật BKB, tạo áp lực thì Queen of Pain với Blade Mail là một sự lựa chọn vô cùng sáng giá.
Bạn đang xem bài viết Dota 2: Siêu Nhân Anti Mage Đang Dần Trở Lại Sau Một Thời Gian Dài Vắng Bóng trên website Trucbachconcert.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!