Xem Nhiều 3/2023 #️ Các Đội Hình Giao Tranh Phổ Biến Trong Liên Minh Huyền Thoại # Top 10 Trend | Trucbachconcert.com

Xem Nhiều 3/2023 # Các Đội Hình Giao Tranh Phổ Biến Trong Liên Minh Huyền Thoại # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Đội Hình Giao Tranh Phổ Biến Trong Liên Minh Huyền Thoại mới nhất trên website Trucbachconcert.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong quá trình chơi Liên Minh Huyền Thoại, hẳn là các bạn sẽ không ít lần các bạn gặp một đội hình có dàn xếp từ trước. Thậm chí, đôi khi bạn cũng sẽ cần có một đội hình hợp lý với các đồng đội của mình. Vậy đội hình nào là phù hợp và có hiệu quả nhất định tại Chiến Trường Công Lý? Bài viết này sẽ đề cập đến các đội hình phổ biến hiện nay ở Liên Minh Huyền Thoại.

Đội hình “rỉa máu” từ xa

Nếu đã từng chơi qua các trận đấu xếp hạng hoặc các giải đấu lớn thì đây là đội hình bạn sẽ thường xuyên gặp phải. Bởi vì nó là đội hình cơ bản và dễ áp dụng nhất.

Jayce là tướng rất hay xuất hiện trong các đội hình cấu máu từ xa.

Mục đích chính của bạn và đồng đội là sử dụng các kỹ năng thi triển tầm xa để làm mất máu của đối phương trước khi giao tranh. Lựa chọn quan trọng nhất cho đội hình cấu máu từ xa xuất phát từ vị trí đi đường giữa và đường trên với các tướng cực kỳ hiệu quả có thể kể đến Jayce hoặc Nidalee. Sát thương vật lý chủ lực có thể tùy chọn phụ thuộc vào đội hình của bạn, nhưng vị trí hỗ trợ hoặc đi rừng thường phải chọn cho mình những tướng có khả năng tách rời, đẩy lùi hoặc cản phá truy đuổi của đối phương như Janna, Sona hoặc Nami.

Những tướng có tầm xa thường được chọn trong các đội hình cấu máu.

Đề xuất cho đội hình rỉa máu từ xa:

Đội hình gây sát thương trên diện rộng

Đúng với tên gọi, đội hình này bao gồm các tướng có những kỹ năng có giao tranh và gây sát thương trên diện rộng, có thể bao gồm những những kỹ năng khống chế đám đông có tầm rộng như của Amumu hay Malphite. Mục tiêu chính của đội hình này là để tung thật nhiều kỹ năng trên diện rộng vào đội đối thủ. Trong đó, chuỗi kỹ năng kết hợp giữa Karthus và Nunu hoặc Amumu cùng với Miss Fortune là một điển hình thường gặp trong các trận đấu chuyên nghiệp.

Kết hợp giữa Lời Nguyền Xác Ướp U Sầu của Amumu và Bão Đạn của Miss Fortune.

Bởi vì các thành viên cần phải tung kỹ năng giao tranh trên diện rộng của mình (thường là những chiêu cuối) nên đội hình này cần có một số lượng kỹ năng khống chế nhất định. Các kỹ năng này thường sẽ đến từ những tướng như đi rừng và đường trên có khả năng mở giao tranh tốt như Amumu, Jarvan IV, Malphite, Sejuani, v.v… hoặc các tướng hỗ trợ như Sona, Nami, Zyra. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số tướng đặc biệt của đối phương có thể phá vỡ đội hình và chiến thuật của bạn rất dễ dàng như Gragas, Janna hoặc Xin Zhao.

Tướng phổ biến cho đội hình gây sát thương trên diện rộng.

Đề xuất cho đội hình gây sát thương trên diện rộng:

Đội hình dồn sát thương

Đội hình này còn có một tên gọi khác là đội hình sát thủ. Nếu như đội hình cấu máu từ xa được dùng để từ từ rỉa máu của đối phương thì đội hình này được chọn để tung ra các kỹ năng đơn mục tiêu, dồn sức sát thương cực lớn lên một đối tượng để nhanh chóng biến những pha giao tranh thành 5 đánh 4.

Đội hình này đòi hỏi nhưng tướng có kỹ năng dồn sát thương gần như tức thời, các kỹ năng khống chế đơn mục tiêu để đánh dấu và ám sát nhanh chóng mục tiêu nguy hiểm. Ngoài ra, điểm nổi bật của đội hình này là những kỹ năng đu bám, tiếp cận đối phương. Bậc thầy trong lĩnh vực ám sát gần như ngay lập tức một mục tiêu này có thể kể đến Diana, Talon, Zed, Akali, Kassadin hoặc Kha’Zix.

Tuy nhiên, đội hình này dễ dàng bị khắc chế bởi những tướng có khả năng bảo vệ tốt như Kayle, Yorick, Zilean hoặc những tướng có khả năng cản phá sự truy kích của toàn bộ đội hình của bạn như Amumu, Gragas hay Janna, Sona. Những tướng sát thương vật lý chủ lực cần chọn cho đội hình này phải có khả năng lao vào cùng đồng đội như Urgot hoặc ra vào giao tranh dễ dàng như Tristana, Ezreal.

Zed nổi lên ở vị trí đường giữa nhờ khả năng sốc sát thương lớn của mình.

Đề xuất cho đội hình dồn sát thương

Đội hình bảo vệ sát thương vật lý chủ lực

Để thực hiện được hiệu quả với đội hình này, đội của bạn sẽ phải hoàn toàn tin tưởng vào khả năng gánh vác của sát thương vật lý chủ lực. Trong đó, người chơi chủ lực vật lý cũng phải có kinh nghiệm và lối di chuyển nhất định trong những pha giao tranh. Nhiệm vụ tối cao của đội hình này là bảo đảm cho sát thương vật lý chủ lực có thế xả đạn thoải mái mà vẫn sống sót. Người chơi sát thương vật lý chủ lực phải chọn những tướng có khả năng gây sát thương cực mạnh về giữa và cuối trận đấu như Vayne, Twitch hay Kog’Maw.

Vị trí đường trên được thay thế bằng tướng hỗ trợ.

Để bảo vệ tốt cho sát thương vật lý chủ lực của mình, bạn sẽ bắt gặp những trường hợp có 2 hoặc 3 tướng hỗ trợ và họ thay thế cho các vị trí như đường trên hoặc đường giữa. Thậm chí gần đây Taric đi rừng cũng đang là một phong trào khá phổ biến nhờ khả năng phục kích cũng như “bảo kê” đồng đội khá tốt.

Đề xuất cho đội hình bảo vệ chủ lực vật lý

Đi rừng: Maokai, Kayle, Jarvan IV, Taric, Amumu

Sát thương vật lý chủ lực: Vayne, Kog’Maw, Twitch, Caitlyn

Đội hình chia để trị

Đây là đội hình mà nếu gặp phải, bạn sẽ rất, rất đau đầu để đưa ra các tình huống đối phó với họ. Chiến thuật chính của đội hình này là “chia để trị” nhằm tạo ra áp lực ở nhiều đường, bắt buộc đối phượng phải chia người ra phòng thủ trong khi bạn hoàn thành những mục tiêu khác như Rồng hoặc Baron. Tuy nhiên, để tránh bị đối phương tận dụng lợi thế hơn người, bạn phải phối hợp ăn ý và sử dụng tốt những kỹ năng đào tẩu đến từ Nidalee, Zed, Jayce hoặc Master Yi, những kỹ năng tập trung lực lượng của Twisted Fate, Shen, Pantheon hoặc phép bổ trợ Dịch Chuyển.

Nhưng cái tên nổi tiếng trong nghề “chia để trị”.

Đề xuất cho đội hình đẩy đường

Đi rừng: Jarvan IV, Shen, Xin Zhao, Volibear, Nasus, Master Yi

Tuy nhiên, các bạn cũng nên lưu ý rằng mọi đội hình đều chỉ mang tính tương đối. Nếu đồng đội bạn chỉ có thể chơi một số tướng và khả năng phối hợp của họ chỉ đạt ở một mức nhất định, đừng ép họ chơi theo đội hình bạn mong muốn.

Những Lối Đi Rừng Phổ Biến Trong Liên Minh Huyền Thoại

Bài viết sẽ đề cập đến 5 hướng đi rừng cơ bản trong Liên Minh Huyền Thoại.Với tất cả 5 bãi quái vật, trong đó có 2 bùa, những tướng đi rừng có rất nhiều lối đi khác nhau tùy theo cách chơi của mình. Bài viết này sẽ giới thiệu một số hướng đi cơ bản để bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về cách đi rừng trong Liên Minh Huyền Thoại.

Thời điểm xuất hiện của những bãi quái là không đồng nhất, cụ thể: hai bùa xanh/đỏ xuất hiện ở phút 1:55 trong khi bãi người đá, bãi ma và bãi sói lại xuất hiện ở phút 2:05. Vì lí do này, tất cả tướng đi rừng đều phải bắt đầu từ 1 trong 2 bùa, sau đó mới tiếp tục ăn bùa còn lại và những bãi quái khác. Bài viết sẽ đề cập đến 5 hướng đi rừng cơ bản, đó là gank đường trên, gank đường dưới, gank đường giữa, tập trung farm và cướp rừng.

Gank đường trên

Theo lối chơi này, tướng đi rừng của đội xanh sẽ bắt đầu ở bùa đỏ và tướng đi rừng của đội đỏ sẽ bắt đầu ở bùa xanh. Mục đích của việc này là để sau khi ăn xong bùa còn lại, tướng đi rừng đã ở phần sân phía trên và có thể dễ dàng đảo lên hỗ trợ đồng đội. Tướng đi rừng của đội đỏ sẽ thường có lối đi rừng này hơn bởi ở vị trí đường trên, việc vòng ra sau lưng đội xanh sẽ dễ dàng hơn với bụi cỏ ở ngay sát bờ sông trong khi nếu muốn gank đội đỏ, tướng đi rừng sẽ phải vòng qua bụi cỏ 3 và di chuyển qua tầm nhìn của trụ.

Gank đường dưới

Ngược lại với lối đi gank đường trên, tướng đi rừng của đội xanh sẽ bắt đầu ở bùa xanh và tướng đi rừng sẽ bắt đầu ở bùa đỏ. Mặc dù việc gank đường dưới của đội xanh có vẻ dễ dàng hơn với bụi cỏ ở phía bờ sông nhưng lối đi rừng này lại không được nhiều game thủ lựa chọn. Lí do là ở đường dưới, tướng hỗ trợ thường mang theo những con mắt để kiểm soát tầm nhìn ở khu vực sông, nhằm ngăn chặn những cuộc gank từ sớm. Nếu muốn theo lối đi rừng này, các bạn hãy vòng ra phía sau trụ mình, đi lên dần và di chuyển vào bụi cỏ ở đường để có thể gank dễ dàng hơn.

Gank đường giữa

Ở khu vực đường giữa, người chơi có thể rút lui về trụ nhanh chóng nên thời điểm gank đường giữa thích hợp nhất là ở cấp 2, ngay sau khi tướng đi rừng ăn được bùa đầu tiên. Vì lí do này, tướng đi rừng của cả 2 đội sẽ bắt đầu với bùa đỏ và đảo ra đường giữa từ khu vực sống, với kĩ năng khống chế đến từ đồng đội và khả năng làm chậm từ bùa đỏ, chúng ta sẽ có cơ hội hạ gục đối phương một cách dễ dàng. Lưu ý: gank đường giữa đôi khi yêu cầu chúng ta phải chờ đợi trong bụi cỏ một khoảng thời gian, nếu đối phương chơi quá cẩn thận, hãy nhanh chóng quay trở lại rừng để tiếp tục đi farm, nếu không sẽ bị đối phương bỏ xa về lượng tiền và trang bị, cũng có thể bị cướp rừng.

Tập trung farm

Chỉ có một số ít tướng đi rừng lựa chọn lối chơi này, ví dụ như những tướng có khả năng dọn dẹp quái cực nhanh như Shyvana hoặc những tướng chỉ có thể bắt đầu hỗ trợ đồng đội ở cấp độ 6 như Warwick. Chúng ta có thể bắt đầu ở bùa xanh, sử dụng thêm cả Trừng Phạt để ăn bùa thật nhanh và sau đó chuyển sang ăn bãi sói. Tiếp tục đi sang rừng phía bên kia, ăn nốt bãi ma và lúc này, Trừng Phạt đã hồi lại để chúng ta có thể dễ dàng hạ gục cả bùa đỏ. Cuối cùng, dọn dẹp nốt 2 người đã là chúng ta đã hoàn thành một vòng rừng ở turn đầu tiên. Sau đó tiếp tục lặp lại quá trình này cho đến khi đạt cấp 6.

Lối chơi cướp rừng yêu cầu những vị tướng có khả năng tranh chấp quái vật tốt như Nunu hoặc có khả năng 1v1 tốt như Lee Sin, Kha’Zix… nên nhờ đồng đội hỗ trợ thêm những con mắt ở phần rừng đối phương để chúng ta có thể kiểm soát lối đi rừng của hắn, từ đó đưa ra những phương án thích hợp. Cắm mắt sâu vào phía bùa xanh và bùa đỏ của đối phương là những vị trí hợp lí, giúp chúng ta gây áp lực lên tướng đi rừng đội bạn.

Thuật Ngữ Lol (Liên Minh Huyền Thoại) Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Người chơi Liên minh huyền thoại (LOL) phải thường xuyên giao tiếp với nhau hoặc đọc các thông tin hiển thị trong game bằng những thuật ngữ riêng biệt. Vậy làm sao để biết và hiểu những thuật ngữ LOL này, mời bạn đọc tham khảo bài viết tổng hợp các thuật ngữ Liên minh huyền thoại phổ biến nhất hiện nay. Kể từ khi ra mắt Liên minh huyền thoại (LOL) đã trở thành một trong những tựa game có lượng người chơi đông đảo, cộng đồng game thủ “cày” ngày lẫn đêm. Thoạt đầu mọi người không biết LOL là gì cho tới lúc nó thực sự được phổ biến như ngày nay.

TỔNG HỢP NHỮNG THUẬT NGỮ LOL ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Duo – Dual rank: 2 người cùng nhau tạo phòng chơi xếp hạng với nhau.

Hell Elo: Là khi bạn thua quá nhiều sẽ khiến cho điểm elo cộng sau mỗi trận thắng bạn giảm đi và số điểm trừ khi thua xếp hạng bị tăng lên. Nếu bạn bị Hell elo việc cày xếp hạng của bạn sẽ ngày càng khó khăn hơn.

Ace: giết người cuối cùng của team đối thủ còn sống hay cả đội đối thủ bị giết.

AD, Attack Damage: chỉ số sát thương vật lý với mỗi đòn đánh.

AFK: Away From Keyboard, những người đứng 1 chỗ không chơi khi game đang diễn ra

Aggro, Aggression: bạn trở thành mục tiêu của lính hoặc tháp, bạn có thể tránh bị nhắm bằng cách thoát khỏi tầm nhắm hoặc vào bụi rậm.

Backdoor: 1 hoặc hơn một nhân vật đánh tháp/ tower mà không có sự giúp sức của lính/ minions

BG, Bad Game: nhận định sau trận đấu là 1 trận đấu tồi, đối lập với GG

Bot, Bottom: Bottom lane, đường dưới

Buffed: là các phép thuật hỗ trợ giúp bạn tăng các chỉ số nhất định, các buff chủ yếu có từ các tướng hỗ trợ/ support, buff xanh và đỏ trong rừng

Care: cẩn thận

Carry: tướng/ nhân vật yếu đầu game nhưng về cuối lại rất mạnh

CC, Crowd Control: các chiêu thức có khả năng ảnh hưởng đến chuyển đông của đối thủ như Fear/hù dọa, Silence/ không sử dụng được chiêu, Taunt/ khiến quân địch nhắm đánh mình, Stun/ làm choáng, Slow/ làm chậm, v.v

CD/Cooldown: thời gian hồi chiêu

CDR, Cooldown Reduction: giảm thời gian hồi chiêu

Champ, Champion: tướng

Facecheck: thò đầu vào bụi rậm xem có ai không, không may thì chết

Farming: giết lính để kiếm tiền

Farmed: những ai có nhiều gold/ tiền sau khi đã giết nhiều lính/ minions

Fed: những người có nhiều tiền sau khi giết được nhiều tướng của đổi thủ

Feeding: nhưng người liên tục để tướng của họ bị giết, khiến cho đối thủ fed

Gank: khiến đổi thủ bất ngờ bị giết, từ thường được sử dụng cho các tướng đi rừng

GG, Good Game: game hay, thường được sử dụng khi hết trận đấu hay, trái với BG

Poke: một cách harrass/ quấy rối phổ biến khi sử dụng chiêu thức có phạm vi rộng để rỉa máu đối thủ, khiến đổi thủ mất màu và mình vẫn trong phạm vi an toàn

Pushing: tấn công lane/ đường với mục tiêu quét sạch lính/ minions và tháp/ tower.

Skill Shot: chiêu mà bạn phải nhắm bằng kỹ năng chơi của mình.

Tank: tướng được chơi để nhận phần lớn sát thương của đối thủ, là tướng phải sống ***, nhiều máu, giáp cao

Team Fight: giáp chiến cả team 5vs5 trong trận đấu

Top: đường trên

TP, Tele, Teleport: là phép bổ trợ giúp bạn dịch chuyển đến các mục tiêu (lính/ minion, tháp/ towers, mắt/ ward hay nấm của Teemo) bên phe mỉnh.

Troll: người feed nhiều phá game, afk (thường là những ai không được chơi vị trí yếu thích rồi giận không chơi )

Ulti/ Ultimate: chiêu cuối, tuyệt chiêu phím R của các tướng

Dota Truyền Kỳ: Đội Hình Tướng Phổ Biến Và Hiệu Quả Nhất

Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tới người chơi đội hình tướng có sức mạnh tương đối và hầu như người chơi nào cũng có thể sắp xếp.

Những lý do bạn nên sử dụng đội hình này là khả năng triệu hồi và tiến sao khá dễ dàng. Hầu hết các hero này đều có thể triệu tập một cách dễ dàng tại các cửa hàng, kiếm đã hồn. Và đặc biệt một kỹ năng và phối hợp vô cùng dễ dàng giữa các hero.

Trong DotA Truyền Kỳ Centaur xếp hàng trước tấn công địch nhanh. Hắn còn có năng lực sinh tồn mạnh và khả năng khiểm soát nhóm.

Được đánh giá là một trong các tanker hàng đầu của DoTa Truyền Kỳ, Centaur quả thật là một “lá chắn thép” mà các Chỉ huy có thể hoàn toàn tin tưởng. Nếu không may phải đối đầu với Centaur thì những chiến thuật với mục đích “tốc chiến tốc thắng” sẽ khó mà thành công được.

Centaur sở hữu 2 kỹ năng hỗ trợ đồng đội là Dẫm Nát – làm choáng, gây sát thương cho địch đứng xung quanh và Khiên Tiền Tuyến – tăng giáp đồng thời nhận bớt sát thương của đồng đội. Dẫm Nát cũng sẽ giúp Centaur hạn chế được kẻ địch đang tấn công mình đứng ở ngay gần. Kỹ năng được mở khi Centaur đạt giới Tím là Tráng Kiện, giúp tăng cao sức mạnh, sức “chịu đòn” của Centaur và do đó khả năng tank sẽ tốt hơn trước nữa. Tuyệt kỹ của Centaur là Đột Kích có sức sát thương lớn, kết hợp với các kỹ năng của đồng đội có thể kết liễu nhanh gọn một kẻ địch.

Hiếm có hero nào đạt sức mạnh toàn diện như Jakiro và hiếm có hero nào mạnh xuyên suốt từ đầu đến cuối game như Jakiro. Bạn không thể tìm thấy 1 tướng phép nào cho sát thương mạnh hơn Jakiro ở 4 lượt đầu của trận đấu.

Với PvE thì Jakiro mang lại sát thương rất ổn định kèm khả năng cản phá tốt với 3 kỹ năng đầu của mình là Phủ Băng, Hơi Thở Rồng và Thiêu Đốt. Việc chọn thời điểm tung Phủ Băng có thể khiến thế trận trở nên dễ thở hơn rất nhiều với việc đóng băng toàn bộ hàng đầu và hàng giữa của địch, giảm được rất nhiều sát thương cho tanker, giúp việc đạt 3* trở nên dễ dàng hơn.

Trong PvP thì Jakiro lại càng thể hiện độ vượt trội của mình. Nếu 2 team đánh nhau mà có Jakiro thì bên nào tung Phủ Băng trước thì xem như cơ hội chiến thắng đã lệch hẳn về bên đó bởi vì 2 giây trước khi bị đóng băng thì team địch có thể sắp sử dụng kỹ năng và khi chuẩn bị tung ra sẽ bị đóng băng cắt ngang.

Jakiro phù hợp cho mọi đội hình PvP và là tướng hàng giữa tốt nhất nhì của game, rất đáng sử dụng.

Tinker là tướng có sát thương phép cực mạnh, khi tung chuỗi combo có thể hạ gục hoàn toàn 1 tanker của địch ở trạng thái đang đầy máu thậm chí tiễn luôn một tướng đang đứng ở gần tên tanker xấu số đó.

Đối với PvE thì Tinker chỉ là lựa chọn ở mức trung bình chứ không phải là tướng tốt nhất , bởi vì bản thân tinker mạnh nhất là khi tung combo còn trong các màn chiến dịch thì việc phải đứng đánh chay trong vài lượt đánh không phải là ý kiến hay, bên cạnh đó thì sức phòng thủ của tanker địch trong PvE rất cao nên 1 combo của Tinker hầu như là vô hại đối với đội hình của địch.

Khi đưa Tinker vào đội hình PvP thì người chơi cần chuẩn bị 1 đội hình nhiều sát thương phép để bổ trợ và combo cùng tướng này. Khi toàn đội tung combo cùng lúc thì sẽ tạo ra lượng sát thương tổng mạnh đến không tưởng và không thể đo đếm được. Nhược điểm duy nhất có lẽ là do thuần phép nên Tinker có thể bị một số tướng đặc trưng chống phép hạ gục hoặc bị Silencer làm lạc nhịp trận đấu. Dù sao đi nữa thì Tinker cũng thực sự là tướng có thể xoay chuyển thế trận một khi combo được tung ra.

Đối với Viễn Chinh thì Tinker cũng là 1 lựa chọn khá. Với việc hồi phục năng lượng tốt thì Tinker có thể tung combo liên tục ở các ải. Tuy nhiên việc không có sát thương diện rộng nên đôi khi Tinker bị thiếu hụt sát thương và combo không kết thúc được tướng địch thì bạn sẽ phải tốn thêm thời gian cho ải đó, điều này dẫn tới rủi ro là kẻ địch có thể lật kèo trận đấu bơi lúc này chúng đã đủ năng lượng để tung combo. Do đó, hãy sử dụng combo của Tinker khi và chỉ khi bạn chắc chắn hạ được một hoặc nhiều tướng của địch và có thể kết thúc trận đấu.

Là tướng mạnh ở giai đoạn sau của game. Silencer sở hữu bộ kỹ năng khiến kẻ địch phải tức điên và chịu đựng sự ức chế đến tột cùng mỗi khai đối mặt. Có thể khống chế toàn bộ đội hình địch, gây sát thương một mục tiêu cực mạnh, kiềm hãm năng lượng của địch khiến chúng chậm thi triển kỹ năng. Tất cả khiến cho Silencer là tướng cực kỳ phù hợp và không thể thiếu trong bộ sựu tập của người chơi.

Trong PvE thì Silencer góp phần rất lớn cho chiến thắng 3* của người chơi. Khi đạt tới một cấp độ cần thiết và một lượng trang bị cần thiết thì Silencer có thể 1 mình cân cả đội hình đối phương trong PvE. Sở hữu lượng trang bị hợp lý & cân đối giữa phòng thủ và sát thương nên việc đứng ở hàng giữa đội hình không phải là vấn đề đối với silencer.

Trong môi trường PvP thì Silencer càng thể hiện sức mạnh vượt trội khi đối mặt với các đội hình dựa dẫm vào kỹ năng phép bởi vì Silenceer có thể trì hoãn địch tung chiêu khiến cho điểm mạnh của địch rất khó phát huy ra được. Đối mặt với silencer đòi hỏi 1 đội hình cân bằng giữa phép và vật lý, đồng thời tanker cần phải là dạng tanker làm bao cát thuần chủng để có thể đỡ được những phát đánh với sát thương cực cao của silencer. Tóm lại, khi ở giai đoạn sau của game thì Silencer là lựa chọn cực tốt cho người chơi trong PvP.

Ezalor

Trong Dota Truyền Kỳ Ezalor là Pháp sư hổ trợ được xếp hàng sau có khả năng tiếp thêm năng lượng cho đồng minh đồng thời phóng ra luồng năng lực cực mạnh gây sát thương nặng nề cho địch.

Là một trong các tướng hỗ trợ tốt nhất game DotA Truyền Kỳ tính đến thời điểm hiện tại. Ezalor có thể làm mọi thứ cho team: sát thương toàn đội hình địch với Kamejoko , hỗ trợ chống team vật lý với Loá Mắt , hỗ trợ cho team phép với Hóa Linh Hồn. Bạn không thể chê trách Ezalor dù trong bất cứ phương diện nào.

Trong PvP thì Ezalor càng cần thiết hơn nữa, đặc biệt trong các trường hợp đối đầu team địch là vật lý thì Ezalor có thể khống chế cục diện rất tốt với việc tung Mù Lòa sẽ khiến toàn bộ đội hình địch giảm rất nhiều sát thương vật lý. Kỹ năng Kamejoko khi kích hoạt thành công với uy lực cao nhất có thể đánh bay toàn bộ đội hình thương binh của địch đang ở giữa trận chiến cam go.

Bạn đang xem bài viết Các Đội Hình Giao Tranh Phổ Biến Trong Liên Minh Huyền Thoại trên website Trucbachconcert.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!